Mã tài liệu: 227660
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 400 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp.
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế, nên ngay những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm đến ban hành pháp luật về thừa kế. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta, lần đầu tiên được quy định trong chương "Điền sản" của Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thái Tổ. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng CNXH ở nước ta, các quy định này đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực tế tại các Điều 19 Hiến pháp 1959 "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân". Điều 27 Hiến pháp 1980 "Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân", Điều 58 Hiến pháp 1992 "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân" . và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. Còn một số quy định pháp luật về thừa kế chung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể. Vì vậy, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Hàng năm Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế. Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao. Có những bản án quyết định của toà án vẫn bị coi là chưa "thấu tình đạt lý" . Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, cụ thể .
Chính vì điều đó, nên trong thời gian gần đây nhiều văn kiện của Đảng như Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới . đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới, trong đó có pháp luật về thừa kế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: "Tìm hiểu một số vấn đề về thừa kế và thực tiễn áp dụng tại thành phố Huế năm 2009" để làm đề tài niên luận. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung của niên luận nghiên cứu những quy định của pháp luật về thừa kế nói chung trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, chúng ta so sánh, đối chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm nổi bật tính hiện đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụng chúng trong quá trình thực thi pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu
Tác giả xác định chọn đề tài này cũng dựa trên cơ sở có những mục đích nghiên cứu rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm, thời gian mở thừa kế, di sản thừa kế, người quản lý di sản . và những điểm mới trong chế định thừa kế. Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật khách quan, nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việc thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ xã hội phong kiến để lại. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi làm cho nhân dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình. Mặt khác thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó xác định được diện những người thừa kế cũng như phương thức chia di sản trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò xã hội của nó.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong đó một số trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi tức, phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới có quyền hưởng.
5. Cơ cấu bài niên luận
Bài niên luận gồm 2 chương: Chương thứ nhất gồm một số quy định chung về thừa kế theo pháp luật Việt Nam, chương thứ hai giới thiệu về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thừa kế và những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1016
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16