Mã tài liệu: 229521
Số trang: 4
Định dạng: doc
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
B .NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]1. Tiêu chí đánh giá
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1.1. Việc bảo đảm thực hiện các quyền của cá nhân tại địa bàn không tổ chức HĐND
[FONT=Times New Roman]1.2. Việc bảo đảm đời sống nhân dân tại địa bàn, phát triển kinh tế - xã hội
[FONT=Times New Roman]1.3.Bảo đảm tính liên tục và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman] 2. Phương pháp đánh giá
[FONT=Times New Roman]2.1. Phương pháp so sánh
[FONT=Times New Roman]2.2. Phương pháp thống kê
[FONT=Times New Roman]2.3. Điều tra xã hội học
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]3.Kết luận
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Thực hiện chủ trương tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, trên cơ sở Đề án của Chính phủ, Quốc hội đã thông qua chủ trương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường bắt đầu từ ngày 25/4/2009. Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ sơ kết, tổng kết việc thí điểm, báo cáo Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm (Điều 4 Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường).
[FONT=Times New Roman]Theo dự kiến, việc sơ kết thí điểm sẽ được hoàn thành vào tháng 3/2010. Trong quá trình chuẩn bị thí điểm, vấn đề đặt ra là xác định các tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả thí điểm, bảo đảm tính khoa học, độ tin cậy của các nhận định trong báo cáo của Chính phủ.
[FONT=Times New Roman]1. Tiêu chí đánh giá
[FONT=Times New Roman]Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường (Số 31-CT/TW ngày 12/3/2009) yêu cầu: trong quá trình thực hiện thí điểm, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn triển khai.
[FONT=Times New Roman]Với tính chất là một chủ trương, về tổng quan, thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cần được đánh giá về tình hình thực thi trong cuộc sống, mức độ tiếp nhận, hưởng ứng của các đối tượng chịu sự tác động và khả năng áp dụng trong tương lai. Xuất phát từ mục đích chung này, có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá như sau:
[FONT=Times New Roman]1.1. Việc bảo đảm thực hiện các quyền của cá nhân tại địa bàn không tổ chức HĐND
[FONT=Times New Roman]Hoạt động của các cơ quan nhà nước được thực hiện và được hoàn thiện là để duy trì và tăng cường tính phục vụ của tổ chức công quyền. Đổi mới tổ chức của bộ máy nhà nước chính là để cải thiện hiệu quả hoạt động của các chủ thể được trao thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước. Một trong những yêu cầu đối với cải cách hành chính là phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển đất nước.
[FONT=Times New Roman]HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương. Khi không tổ chức cơ quan này, cần xem xét cơ chế thực hiện dân chủ đại diện, bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí, nguyện vọng của cử tri. Là cơ quan đại diện, HĐND có nhiệm vụ quan trọng trong thi hành pháp luật, quyết định các biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác, tài sản của công dân; quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
[FONT=Times New Roman]Trong điều kiện không tổ chức HĐND, vai trò của Ủy ban nhân dân (UBND) trong việc tổ chức đời sống nhân dân và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền, tự do của cá nhân trên địa bàn được nhấn mạnh.
[FONT=Times New Roman]Như vậy, trước đây, cơ chế thi hành pháp luật được thực hiện đồng thời bởi hai cơ quan là HĐND và UBND. Nay khi không tổ chức HĐND, cần xem xét tác động của việc thí điểm tới kết quả thực hiện các quyền của người dân. Từ đó, kiểm chứng một trong những luận điểm được đưa ra trong quá trình xây dựng Đề án thí điểm là: không tổ chức HĐND huyện, quận, phường góp phần bảo đảm tính thực chất của cơ chế thực hiện dân chủ và đi đến khẳng định về khả năng tiếp tục triển khai thí điểm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1315
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 26
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16