Tìm tài liệu

Vai tro cua khieu nai to cao va giai quyet khieu nai to cao doi voi viec dam bao phap che trong quan ly hanh chinh nha nuoc cua Viet Nam

Info

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

1. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

2. Khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.1. Khiếu nại, tố cáo

2.1.1. Khiếu nại .

2.1.2. Tố cáo

2.2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. .

3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

4. Thực trạng của khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, những giải pháp hoàn thiện .

4.1. Thực trạng

4.2. Những giải pháp hoàn thiện

C. KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân

2. Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo – Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân

3. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2005).

4. Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

5. Tạp chí và báo : Báo Nhân dân, Báo Lao động.

6. Khiếu nại hành chính - phương tiện để thực hiện quyền dân chủ ở nước ta : Khoá luận tốt nghiệp / Trần Thị Khánh Hoà

7. Hồ Thị Thu An - Thanh tra viên Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và hướng hoàn thiện luật khiếu nại, tố cáo

Website : www.hanhchinh.com.vn

www.sinhvienluat.vn

www.quyhanh.vn

www.luatviet.org

A. LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Điều đó thể hiện việc cố gắng hoàn thiện cơ chế luật pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. NỘI DUNG

1. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức pháp lý do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lí hành chính các cơ của quan nhà nước và tổ chức xã hội. Bảo đảm pháp chế chính là phải củng cố việc xây dựng cơ chế, phương tiện, phương pháp và cách thức nhằm làm cho pháp luật được thực hiện hiệu quả trong thực tế, đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội và cho người lao động.

Quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Điều 74 Hiến pháp năm 1992 đây là một trong những hoạt động quan trong để đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

2. Khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.1. Khiếu nại, tố cáo

2.1.1. Khiếu nại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại tố cáo 1998, sửa đổi bổ sung năm 2005 : “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”

Như vậy: khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Chủ thể của việc khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ và phải tự mình thực hiện quyền khiếu nại. Về đối tượng của khiếu nại, theo Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

2.1.2. Tố cáo

Tố cáo theo nghĩa chung nhất là “vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận’’. Đây là một quyền chính trị cơ bản của công dân, nó ngày càng được quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Khoản 2, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo ghi: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” . Công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều có quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Nhưng khác với khiếu nại, tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định và người tố cáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo.

2.2 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hay hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

3. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là một hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động cuả các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Giải quyết tốt khiếu nại hành chính nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước ta.

Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện như sau:

Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản, quyền tự do dân chủ quan trọng của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không tồn tại độc lập mà liên quan chặt chẽ với các quyền tự do khác của công dân trong mối quan hệ tổng hòa của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công dân. Thực hiện và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện sự phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và là biểu hiện của chế độ chính trị của mỗi Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo không những là công cụ, phương tiện pháp lí hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước khi bị xâm phạm, mà còn là một trong những phương thức quan trọng để công dân tham gia quản lý nhà nước, phát huy một cách có hiệu quả quyền làm chủ của mình, xây dựng nền công vụ minh bạch, đóng vai tr

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
  • Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết ...

Upload: manhcuong7777

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 663
Lượt tải: 19

Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết ...

Upload: tungxxt

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 609
Lượt tải: 19

Vai trò của khiếu nại tố cái và giải quyết ...

Upload: asdfasadsfsad

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 761
Lượt tải: 17

Phân tích vai trò của khiếu nại tố cáo và ...

Upload: quangthinhbk

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1114
Lượt tải: 16

Phân tích vai trò của khiếu nại tố cáo và ...

Upload: minhbk48

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 506
Lượt tải: 16

Bài tập lớn học kì môn luật hành chính Phân ...

Upload: viethoang969

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1014
Lượt tải: 23

Hành chính học kỳ Vai trò của khiếu nại tố ...

Upload: Chungkhoan24h_VN

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 505
Lượt tải: 17

Học kỳ hành chính phân tích vai trò của ...

Upload: lebaolong368

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 367
Lượt tải: 17

8đ Phân tích vai trò của khiếu nại tố cáo và ...

Upload: blue_moon2526

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 532
Lượt tải: 16

Bài tập lớn học kì môn luật hành chính Vai ...

Upload: thaibinhlibrary00

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 600
Lượt tải: 17

Một số vấn đề lý luận về khiếu nại tố cáo và ...

Upload: dragreat

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 587
Lượt tải: 20

Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước ...

Upload: nguyenviethung

📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 539
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết ...

Upload: nghienchunge

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 426
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG 1. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 2. Khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2.1. Khiếu nại, tố cáo 2.1.1. Khiếu nại . 2.1.2. Tố cáo 2.2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố doc Đăng bởi
5 stars - 256490 reviews
Thông tin tài liệu 8 trang Đăng bởi: nghienchunge - 02/07/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 02/07/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam