Mã tài liệu: 233150
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 76 Kb
Chuyên mục: Luật
TS. Dương Anh Sơn
Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Đại học luật TP.HCM
Hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, mặc dù không còn bị giới hạn trong việc trao đổi hàng hóa mà được mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn đóng vai trò chủ đạo. Và rõ ràng công cụ pháp lý được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương. Có thể nói rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam chúng ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng được tăng cao trong những năm gần đây, và đặc biệt sẽ được tăng cao hơn nữa khi Việt Nam chúng ta tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế. Mặc dù loại hợp đồng này đã được sử dụng trong thực tiễn thương mại ở nước ta, tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, tương đối chính xác cho hợp đồng này chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Điều này cũng có thể là do Việt Nam chúng ta mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng căn cứ vào tính quốc tế của hợp đồng.
Các văn bản pháp luật của Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Dưới góc độ pháp lý hai thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” và “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” có cùng một bản chất, đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cách khác hợp đồng có yếu tố quốc tế.
Xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là xác định tính quốc tế của hợp đồng đó. Việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp đồng nội địa) thì quyền và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, ví dụ, pháp luật Việt Nam. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn: pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp cả tập quán thương mại quốc tế, và trong trường hợp không có sự lựa chọn của các bên thì cần phải chọn luật của quốc gia nào theo các quy tắc của tư pháp quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 2505
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 895
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 950
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16