Tìm tài liệu

Quyen so huu nha tai Viet Nam cua nguoi Viet Nam dinh cu o nuoc ngoai

Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Upload bởi: Phuongnga0101

Mã tài liệu: 229354

Số trang: 5

Định dạng: doc

Dung lượng file: 68 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]Theo quy định hiện hành, quyền được sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005 (dự kiến trình Quốc hội vào thàng 5/2009) thì đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có quyền mua nhà tự do như công dân Việt Nam trong nước, theo nguyên tắc mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật.

[FONT=Times New Roman]Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005. Tuy nhiên, Luật này đã và đang gặp nhiều vướng mắc khi áp dụng và trên thực tế, phần đông người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều không thể mua được nhà tại Việt Nam. Vì thế, chúng ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở để tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực nhà ở. Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005, dự kiến sẽ trình Quốc hội thảo luận vào tháng 5/2009, đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được mua nhà tại Việt Nam tự do như công dân Việt Nam trong nước.

[FONT=Times New Roman]Quyền sở hữu nhà bị hạn chế theo quy định hiện hành

[FONT=Times New Roman]Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của Điều 126 của Luật Nhà ở năm 2005, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu muốn mua nhà tại Việt Nam thì họ phải là người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam (1), người có công đóng góp với đất nước (2), nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước (3), người được phép về sống ổn định tại Việt Nam . Những người không thuộc diện nêu trên nhưng đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên thì chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.

[FONT=Times New Roman]Với quy định trên, quyền được sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài rất hạn chế. Bởi vì, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là những cá nhân mang lợi ích về cho đất nước Việt Nam thì họ chỉ có quyền mua nhà khi họ trở về sinh sống ổn định tại Việt Nam. Nếu không, họ chỉ được quyền sở hữu một căn nhà duy nhất sau khi cư trú tại Việt Nam được 6 tháng. Quy định này rõ ràng là bất hợp lý và bất bình đẳng, bởi các lý do sau:

[FONT=Times New Roman]Thứ nhất, Luật này đã đánh đồng giữa quyền được sở hữu nhà ở của công dân Việt Nam và người nước ngoài. Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, người nào không có quốc tịch Việt Nam là người nước ngoài. Do đó, về mặt pháp lý, người gốc Việt Nam ở nước ngoài là người nước ngoài, mặc dù trước kia họ là công dân Việt Nam. Với quy định của Luật Nhà ở năm 2005, chúng ta thấy rằng quyền sở hữu nhà giữa công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam (hay còn gọi là người nước ngoài) là ngang nhau, với những điều kiện được sở hữu như nhau. Điều này sẽ không công bằng giữa những người Việt Nam luôn luôn muốn giữ quốc tịch Việt Nam để làm công dân Việt Nam, trong khi những người khác đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để chỉ còn "gốc Việt Nam". Do đó, về nguyên tắc, chúng ta không nên quy định điều kiện được sở hữu nhà một cách ngang nhau giữa những công dân Việt Nam với những người không còn là công dân Việt Nam.

[FONT=Times New Roman]Thứ hai, Luật này không đảm bảo được nguyên tắc hiến định là "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Điều này thể hiện ở việc công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài nếu không thuộc diện là những nhà đầu tư, nhà khoa học thì sẽ không được sở hữu nhà một cách tự do về số lượng như công dân Việt Nam định cư trong nước. Nói cách khác, theo quy định hiện hành, thì chỉ có những công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mang lợi ích về cho Việt Nam thì mới được hưởng quyền sở hữu nhà như công dân Việt Nam mà không cần phải về Việt Nam sinh sống ổn định. Những đối tượng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài khác không được hưởng quyền sở hữu nhà một cách đầy đủ như công dân Việt Nam trong nước. Trong khi đó, quyền sở hữu nhà ở của mọi công dân Việt Nam đã được quy định tại Điều 58 của Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, Điều 4 Luật Nhà ở cũng quy định "Công dân có quyền có chỗ ở thông qua việc tạo lập nhà ở hợp pháp ( )theo quy định của pháp luật. Người tạo lập nhà ở hợp pháp có quyền sở hữu đối với nhà ở đó". Rõ ràngt, Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 đã áp dụng hai quy định khác nhau về quyền sở hữu nhà ở đối với công dân Việt Nam trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài. Trong khi đó Hiến pháp năm 1992 và Điều 4 của chính Luật này lại không phân biệt.

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tư pháp quốc tế Quyền sở hữu nhà ở của người ...

Upload: vincent7801

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 361
Lượt tải: 22

Những quy định của pháp luật việt nam hiện ...

Upload: anhbodeTSbode

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 411
Lượt tải: 19

Bài tập học kỳ dân sự Quyền sở hữu nhà ở của ...

Upload: dieugiandi2011

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 424
Lượt tải: 17

Quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài ...

Upload: msbnty

📎
👁 Lượt xem: 1060
Lượt tải: 31

Nghiên cứu quyền thừa kế bất động sản của ...

Upload: thaihaitvn

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 440
Lượt tải: 19

Những điểm bất cập của pháp luật Việt Nam ...

Upload: trantieubinh78

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 426
Lượt tải: 17

Hãy nêu các nội dung cơ bản về việc Nhà nước ...

Upload: sgmai2007

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 388
Lượt tải: 17

Quy định về sử dụng đất của tổ chức cá nhân ...

Upload: digitalxitin

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 490
Lượt tải: 23

Phân tích và đánh giá các quy định của pháp ...

Upload: vinhphan_2012

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 745
Lượt tải: 16

Phân tích phạm vi hoạt động kinh doanh bất ...

Upload: sdkjfkdsj92

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1893
Lượt tải: 93

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy ...

Upload: rukatost

📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 443
Lượt tải: 16

Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí ...

Upload: lehuong81

📎 Số trang: 188
👁 Lượt xem: 686
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt ...

Upload: Phuongnga0101

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 507
Lượt tải: 19

CHUYÊN MỤC

Luật
Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài [FONT=Times New Roman] NỘI DUNG [FONT=Times New Roman]Theo quy định hiện hành, quyền được sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở năm doc Đăng bởi
5 stars - 229354 reviews
Thông tin tài liệu 5 trang Đăng bởi: Phuongnga0101 - 16/05/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/05/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài