Mã tài liệu: 254210
Số trang: 79
Định dạng: doc
Dung lượng file: 416 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. Có thể nói, BLTTDS được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển của ba Pháp lệnh trước đó, bao gồm: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đương sự.
Vấn đề quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu về tố tụng, cơ quan lập pháp của nhiều nước trên thế giới quan tâm. Xét ở Việt Nam hiện nay thì các quy định trong pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta về cơ bản đã phần nào thể hiện được vấn đề này. Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì nhiều vấn đề về quyền khởi kiện và bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng chưa được giải quyết triệt để. Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, quyền khởi kiện của đương sự đã không được tôn trọng một cách đúng mức. Một số quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện được quy định trong BLTTDS còn chung chung, thiếu tính cụ thể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng hoặc dẫn tới những cách hiểu và vận dụng khác nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân của việc “tùy tiện chủ quan” trong việc áp dụng pháp luật, làm cho quyền khởi kiện vụ án dân sự của đương sự không được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng cho thấy một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của việc bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện cả về phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền khởi kiện là một việc làm cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài “Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm luận văn cao học luật của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Sau khi BLTTDS có hiệu lực, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện nhưng các công trình này cũng chỉ đề cập đến một nội dung cụ thể nào đó của quyền khởi kiện hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền khởi kiện của đương sự như luận văn cao học luật với đề tài “Đương sự trong vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005); luận văn “Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Liễu Thị Hạnh (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009). Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung nào đó của quyền khởi kiện hoặc bình luận về các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền khởi kiện. Chẳng hạn như bài viết “Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự” của ThS. Lê Thị Bích Lan đăng tải trên Tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội (Số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005); bài viết “Xây dựng quy định pháp lý đảm bảo quyền khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh tại toà án” của tác giả Lê Thế Phúc (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6 năm 2007); “Bàn về điều kiện khởi kiện của các tổ chức tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay” của tác giả Trịnh Huy Tân (Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao số 9/2008); “Về việc rút đơn khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự” của ThS Nguyễn Triều Dương (Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 11/2009); “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án trong một vụ án cụ thể” của tác giả Ngô Đình Quyến (Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 3/2008); "Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng”của tác giả Trần Anh Tuấn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2008) .
Việc nghiên cứu cho thấy các công trình trên đây cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách gián tiếp hoặc nghiên cứu một góc độ hẹp của quyền khởi kiện. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự. Trước tình hình đó, tôi đã chọn đề tài "Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm luận văn thạc sỹ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về quyền khởi kiện và đảm bảo quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự.
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định hiện hành về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện trên thực tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện đồng thời nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện trên thực tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan tới quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện và thực tiễn áp dụng chúng tại các Toà án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp luật về quyền khởi kiện cũng như bảo đảm quyền khởi kiện;
- Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ không đi sâu nghiên cứu việc bảo đảm giải quyết theo đúng pháp luật và bản chất sự việc, có nghĩa là không xét tới việc giải quyết về nội dung của yêu cầu khởi kiện mà chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo đảm quyền khởi kiện dưới góc độ tố tụng dân sự thông qua việc thụ lý, trả đơn hay đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Nội dung cốt lõi của luận văn là xoay quanh quyền khởi kiện và việc bảo đảm quyền khởi kiện dưới góc nhìn lý luận, luật thực định và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ được giới hạn trong phạm vi sau đây:
- Lịch sử hình thành và phát triển các quy đinh pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện;
- Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện;
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện thông qua các hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê .v.v.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Những đóng góp của luận văn thể hiện trên một số phương diện sau đây:
Thứ nhất: Lần đầu tiên quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện.
Thứ hai: Sau khi BLTTDS có hiệu lực, chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện. Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền khởi kiện nhằm chỉ ra thực trạng bảo đảm quyền khởi kiện cũng như những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật.
Thứ ba: Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền khởi kiện trên thực tế.
Thứ tư: Luận văn được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến việc khởi kiện, bảo đảm quyền khởi kiện. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp liên quan tới việc hoàn thiện pháp luật về quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu bởi 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự
Chương 2: Quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự và kiến nghị
[FONT="]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1196
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1163
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1098
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1086
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1130
⬇ Lượt tải: 45
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16