Mã tài liệu: 229275
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 78 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Ngay từ khi nước ta vừa giành được độc lập, ngày 24/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán, trong đó đã ghi nhận nguyên tắc “Tòa án thực hiện hai cấp xét xử”. Đến nay, nguyên tắc này vẫn được ghi nhận tại Điều 11 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Và Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động xét xử của Tòa án: “Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, đổi mới thủ tục giám đốc thẩm để đảm bảo việc xét xử vừa đúng đắn, vừa nhanh chóng.”
[FONT=Times New Roman]Vụ án tranh chấp nhà và đất ở giữa bị đơn là ông Trương Gia Hải và nguyên đơn là bà Trương Thị Bản, trú tại 27 phố Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội) với những chứng cứ rõ ràng nhưng qua 14 năm (1995-2009) với 13 phiên tòa vẫn chưa kết thúc. Ngày 13/01/2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng Thẩm phán xét lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm. Hội đồng Giám đốc thẩm đã quyết định hủy cả bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm, chuyển giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Có nghĩa là, vụ án lại quay về điểm xuất phát. Cơ quan tố tụng từ địa phương đến trung ương đã mất quá nhiều công sức và thời gian, người tham gia tố tụng thì tán gia bại sản.
[FONT=Times New Roman]Đây chỉ là một vụ án cá biệt. Với chỉ một vụ án thì không thể đánh giá chung về tình hình xét xử của ngành Tòa án, nhưng những con số kỷ lục về phiên tòa nói trên đã nói được nhiều điều, nhất là về sự không hợp lý trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành. Và ở đây là sự không hợp lý do pháp luật quy định quyền hạn quá rộng cho mỗi cấp xét xử.
[FONT=Times New Roman]Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, một vụ án được xét xử qua cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, bên cạnh đó còn có thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Như vậy, theo nguyên tắc, một vụ án nếu phải xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì nhiều nhất cũng chỉ cần đến ba phiên tòa. Nhưng thực tế lại khác. Có những vụ án phải xét xử tới 9 - 10 phiên tòa, thậm chí tới 13 phiên tòa như ví dụ trên, nhưng vẫn chưa kết thúc được và cũng có thể không biết bao giờ mới kết thúc. Thực tế này phát sinh từ nhiều nguyên do, trong đó có việc chính trong các quy định của pháp luật đã tiềm ẩn những nguy cơ làm cho một vụ án có thể bị kéo dài và phải xét xử làm nhiều lần. Những phân tích dưới đây cho thấy điều này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1082
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1130
⬇ Lượt tải: 45
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1086
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1163
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17