Mã tài liệu: 229539
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế thì các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra ngày càng tăng, kéo theo đó là các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Khi một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện tại Tòa án của một quốc gia, vấn đề đầu tiên là Tòa án phải xác định xem mình có thẩm quyền thụ lý giải quyết hay không? Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án trước hết được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trong trường hợp không có điều ước quốc tế điều chỉnh thì xác định theo các quy định của Bộ luật Dân sự; Chương XXXI, XXXV của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Đặc biệt, Khoản 2, Điều 410 của BLTTDS đã có những quy định chung về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
[FONT=Times New Roman]1. Quy định của pháp luật
[FONT=Times New Roman]Khoản 2, Điều 410 của BLTTDS đã liệt kê những trường hợp mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, bao gồm các trường hợp:
[FONT=Times New Roman]- a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
[FONT=Times New Roman]Ở đây, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ dân sự có cơ quan, tổ chức nước ngoài tham gia khi cơ quan, tổ chức nước ngoài là bị đơn và phải có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý tại Việt Nam. Quy định này là cần thiết trong điều kiện hiện nay khi có nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và phát sinh tranh chấp trong quá trình tham gia các quan hệ pháp luật tại Việt Nam. Theo Khoản 20, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam khi thành lập, đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài) nhưng có trụ sở chính hoặc cơ quan quản lý ở Việt Nam thì, các đối tác của doanh nghiệp vẫn có quyền khởi kiện doanh nghiệp tại Tòa án Việt Nam.
[FONT=Times New Roman]Quy định trên cũng cho thấy, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này khi phía khởi kiện là bên Việt Nam; còn nếu cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài khởi kiện, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Tòa án Việt Nam cũng có quyền giải quyết vụ việc khi bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam.
[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, luật không nói rõ là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các vụ việc phát sinh có liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài hay chỉ trong một số trường hợp cụ thể. Cách quy định của điều luật cho ta hiểu rằng, Tòa án Việt Nam có quyền giải quyết tất cả các vụ việc mà bị đơn là tổ chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam. Theo chúng tôi, quy định như vậy là chưa phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi bởi nhiều trường hợp không có một mối liên hệ nào giữa tư cách bị đơn của cơ quan, tổ chức nước ngoài với các chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài đó tại Việt Nam.
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1101
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 22