Mã tài liệu: 254892
Số trang: 2
Định dạng: rar
Dung lượng file: 35 Kb
Chuyên mục: Luật
Mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào các tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở đó, hiện nay mỗi năm Việt Nam thu hút hàng triệu lượt người nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư hợp tác sản xuất, kinh doanh, học tập, tham quan du lịch, chữa bệnh, thăm thân nhân Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Công an nhân dân, phục vụ cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là thành phố dầu khí, du lịch. Nơi đây, tập trung hàng trăm chuyên gia người Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ làm việc và sinh sống; hàng trăm nghìn lượt khách du lịch người nước ngoài đến tham quan, nghỉ ngơi Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho người nước ngoài luôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành Công an đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình hình tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố còn xẩy ra khá phổ biến, tập trung chủ yếu những tội phạm xâm phạm tài sản của người nước ngoài mà nhiều nhất là tội phạm trộm cắp tài sản.
Qua khảo sát thực tế hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài ở địa bàn thành phố Vũng Tàu, chúng tôi nhận thấy quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài đang còn nhiều hạn chế, vướng mắc cả về nhận thức, trách nhiệm phối hợp, đến cơ chế phối hợp và sự chỉ đạo thực hiện quan hệ phối hợp. Từ đó làm hạn chế đến hiệu quả điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Hiện nay, quan hệ phối hợp giữa lực lượng trong hoạt động điều tra nói chung và trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng đang còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả điều tra, khám phá án. Những bất cập đó thể hiện từ vấn đề nhận thức về sự cần thiết phải phối hợp, trách nhiệm của các chủ thể phối hợp, đến các quy định về quan hệ phân công phối hợp trong hoạt động điều tra: từ tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, đến tổ chức thực hiện các biện pháp trong hoạt động điều tra; nắm tình hình, thu thập tin tức, tài liệu phục vụ điều tra; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, triệu tập người làm chứng . Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài ở thành phố Vũng Tàu còn thấp. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2- Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động điều tra tội phạm nói chung và trong hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, như:
- Đào Xuân Thắng: “Điều tra vụ án trộm cắp tài sản trên tuyến giao thông đường thủy nội địa ở địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ” (Đề tài khoa học cấp Bộ); năm 2003.
- Đàm Thanh Thế: “Mối quan hệ phối hợp giữa công an cấp phường và các lực lượng trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”; (Luận văn Thạc sĩ Luật học) năm 2003.
- Đỗ Thái Học: “Sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH với các lực lượng Cảnh sát nghiệp vụ khác trong điều tra, phòng ngừa tội phạm”; (Luận án Tiến sĩ luật học) năm 2000.
- Trần Chiến Thắng: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT công an quận với công an phường trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; (Luận văn Thạc sĩ Luật học) năm 2004.
- Trần Thành Hưng: “Tội phạm xâm phạm tài sản người nước ngoài trên địa bàn quận I, thành phố Hồ chí Minh” (Đề tài khoa học cấp cơ sở); năm 2002.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3- Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Qua nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: kết quả đạt được, những tồn tại, thiếu sót, vướng mắc trong quan hệ phối hợp và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
+ Làm rõ những vấn đề cơ bản và cơ sở pháp lý về mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.
+ Khảo sát thực trạng các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Đánh giá đúng thực trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; làm rõ được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong Công an nhân dân tham gia vào hoạt động điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; trong 5 năm, từ năm 2001 đến năm 2006.
5- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh, trật tự và các Nghị quyết, Chỉ thị của lực lượng CAND.
- Phương pháp cụ thể:
Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như:
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Điều tra khảo sát thực tiễn.
+ Điều tra xã hội học.
+ Tọa đàm, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia.
+ Tổng kết kinh nghiệm.
6- Yếu tố mới của luận văn
Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên ở nước ta đã nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về thực trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân tham gia vào hoạt động điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời đề ra được những giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
7- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân tham gia vào hoạt động điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho việc nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các trường CAND.
8- Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 1316
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17