Mã tài liệu: 250471
Số trang: 26
Định dạng: doc
Dung lượng file: 187 Kb
Chuyên mục: Luật
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được bảo đảm trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về tổ chức doanh nghiệp.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng, được xây dựng trên nền tảng những đặc thù về chính trị, kinh tế - xã hội, có tính chất giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn kinh doanh đặt ra. Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và hình thức văn bản. Tuy nhiên chất lượng của các văn bản này nhiều khi còn khác nhau.
Với quan điểm xay dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 được xem như một bước phát triển quan trọng, với những tư duy pháp lý mới trong xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp vẫn chưa đạt được mức độ hoàn thiện cần thiết, chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu mà thực tiễn kinh doanh đang đặt ra. Những vấn đề pháp lý về tổ chức doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nội dung của các văn bản pháp luật này bộc lộ nhiều bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp. Tĩnh phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo là những biểu hiện không hiếm thấy trong pháp luật hiện hành về doanh nghiệp. Thực tế này là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến kìm hãm sự pháp triển của hoạt động kinh doanh; tạo ra sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và tính công bằng trong môi trường kinh doanh.
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau .”. Trên tinh thần đó, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa Luật Doanh nghiệp (áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) vào chương trình chuẩn bị xây dựng Luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa IX (2002 – 2007).
Pháp luật về doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của pháp luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Ở phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình khoa học đã được công bố, đề cập đến một vài khía cạnh của pháp luật về doanh nghiệp. Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, cho phép khẳng định, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vẫn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp nói chung, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy em chọn đề tài này mong muốn tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này ở nước ta.
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về tổng quan pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp. Để thực hiện được mục đích này, đề tài đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp; phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp nói chung và về từng loại hình doanh nghiệp nói riêng từ đó đưa ra những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về vấn đề này; cuối cùng là đưa ra những quan điểm cá nhân về định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Để làm rõ các về vấn đề nêu trên, đề tài này đã sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhua, như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn . Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau đây, chúng ta hãy cũng tìm hiểu tổng quan pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 2480
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 6021
⬇ Lượt tải: 62
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17