Mã tài liệu: 229295
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
Nhằm phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) sửa đổi, ngày 31/3/2009, Ban Soạn thảo BLTTHS sửa đổi của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã đề xuất văn bản số 867/VKSTC-V8 về “một số định hướng nghiên cứu bước đầu về việc xây dựng BLTTHS (sửa đổi)”. Về các biện pháp ngăn chặn, văn bản này có nêu: “nghiên cứu để sửa đổi căn cứ, thủ tục để phát huy hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp này trong thực tiễn, góp phần hạn chế việc tạm giam theo hướng: quy định chặt chẽ các điều kiện bảo lĩnh như quy định người bảo lĩnh phải cùng nơi cư trú với bị can, bị cáo, người nhận bảo lĩnh bị phạt tiền nếu vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thay cho trách nhiệm tín chấp hiện nay”. Góp tiếng nói cho quá trình nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh trong BLTTHS năm 2003 và hướng sửa đổi, bổ sung.
1. Khái niệm và đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cùng với các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp bảo lĩnh có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Theo đó, bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự (TTHS) do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có đủ căn cứ và các điều kiện do pháp luật quy định, để thay thế biện pháp tạm giam nhằm bảo đảm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Như vậy, về bản chất pháp lý thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam, được áp dụng trong trường hợp không cần thiết phải tạm giam, nhưng vẫn thấy cần thiết phải ngăn chặn, phòng ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, thì các cơ quan tiến hành tố tụng giao bị can, bị cáo cho cá nhân hoặc tổ chức giám sát, giáo dục khi có yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức đó kèm theo điều kiện phải bảo đảm bị can, bị cáo sẽ có mặt đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
1.2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn so với những biện pháp ngăn chặn có tính tước tự do khác, như: bắt, tạm giữ, tạm giam. Theo quy định của BLTTHS năm 2003, đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh chỉ có thể là bị can - người bị khởi tố về hình sự (Khoản 1, Điều 49), bị cáo - người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (Khoản 1, Điều 50). Điều đó có nghĩa, người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can hoặc người không bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo không thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Trong khi đó, biện pháp ngăn chặn bắt người, ngoài áp dụng đối với bị can, bị cáo còn có thể áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự (bắt người phạm tội quả tang), người bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm (bắt người trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội hoặc không để họ sẽ tiếp tục phạm tội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16