Mã tài liệu: 256489
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 131 Kb
Chuyên mục: Luật
BÀI LÀM
Cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính, là một bộ phận quan trọng của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Việc hiểu rõ khái niệm cũng như đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước là rất cần thiết.
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. “Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định”
Ví dụ :” Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân” (Điều 123).
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước nên cũng có đặc điểm chung của cơ quan nhà nước:
- Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công.
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định.
- Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao.
- Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ, cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
Ngoài ra cơ quan hành chính nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau:
- Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lí hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành - điều hành ( hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật). Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước (lập pháp của Quốc hội, xét xử của Tòa án nhân dân, kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân). Tính chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lí hành chính nhà nước là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Tính chất điều hành của quản lí hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Mọi hoạt động quản lí hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
[*]Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 2170
⬇ Lượt tải: 40
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1889
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 5833
⬇ Lượt tải: 43
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 2043
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 758
⬇ Lượt tải: 18