Mã tài liệu: 229480
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 69 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Tiếp xúc cử tri là hoạt động được đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành thường xuyên, đều đặn nhất và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống dân cử ở nước ta.
[FONT=Times New Roman]Tiếp xúc cử tri là cầu nối vững chắc giữa đại biểu với cử tri diễn ra dưới nhiều hình thức ở mỗi địa phương. Theo thông lệ, một năm đại biểu có thể tiếp xúc ít nhất bốn lần với cử tri (hai lần trước hai kỳ họp và hai lần sau hai kỳ họp). Ngoài ra theo yêu cầu công việc, đại biểu có thể có các cuộc tiếp xúc khác theo chuyên đề, theo đối tượng cần tiếp xúc. Qua tiếp xúc nhiều lần, đại biểu và cử tri ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn; các yêu cầu cần tìm hiểu của đại biểu sát thực với cuộc sống của cử tri hơn, các cử tri cũng cung cấp được nhiều thông tin bổ ích, phù hợp với yêu cầu của đại biểu hơn.
[FONT=Times New Roman]Tiếp xúc cử tri là một sinh hoạt chính trị - xã hội, thực hiện càng tốt càng góp phần mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở. Tại hội nghị tiếp xúc ai cũng có quyền tự do nói thẳng, nói thật, nói hết ý kiến của mình. Ở nhiều hội nghị, người tổ chức, điều hành linh hoạt, có bản lĩnh, thì cử tri phát biểu thẳng thắn, thoải mái, đại biểu Quốc hội thu lượm được nhiều thông tin “tươi sống”, bổ ích góp phần phục vụ tốt hơn cho các quyết sách của Quốc hội tại mỗi kỳ họp.
[FONT=Times New Roman]Tiếp xúc cử tri có thể ví như chiếc lăng kính hội tụ tình hình chung của đất nước. Mỗi lần tiếp xúc trước kỳ họp, các đại biểu thường thu thập được trên dưới 1.300 ý kiến của cử tri trong cả nước với nhiều lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường, đối ngoại .). Trong đó có nhiều ý kiến mang tầm vĩ mô khá xác đáng, nhiều ý kiến có tính phát hiện, giúp cho Quốc hội lựa chọn sát thực, đúng đắn các vấn đề cần phải chất vấn tại kỳ họp. Các cuộc tiếp xúc sau kỳ họp, các đại biểu đã chuyển tải đến cử tri những nội dung cơ bản của kết quả kỳ họp, nhất là các quyết nghị của Quốc hội về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và những nội dung cơ bản của một số đạo luật vừa được thông qua.
[FONT=Times New Roman]Tiếp xúc cử tri là hoạt động được lặp đi lặp lại và trên thực tế hoạt động này đã có vẻ thuần thục, nhưng cũng còn không ít các vấn đề cần được cải tiến nếu muốn đem lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn. Bước đầu, chúng tôi xin được nêu lên một số việc xét thấy có thể thực hiện được ngay trong các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc của các Đoàn đại biểu Quốc hội
[FONT=Times New Roman]Nếu phân chia theo địa bàn, đơn vị bầu cử thì hiện nay các Đoàn đại biểu Quốc hội ở các địa phương đang tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri với phạm vi địa bàn rất khác nhau, nhưng có thể khái quát thành hai dạng:
[FONT=Times New Roman]- Dạng thứ nhất, một số Đoàn đại biểu Quốc hội thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc theo phạm vi nơi ứng cử của từng đại biểu, nghĩa là đại biểu nào ứng cử ở đơn vị bầu cử nào, huyện, thị nào thì suốt cả khóa chỉ tiếp xúc với cử tri của các huyện, thị thuộc đơn vị bầu cử đó. Ưu điểm cơ bản của cách tổ chức này là, do phạm vi hẹp nên đại biểu có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nắm tương đối kỹ tình hình mọi mặt của đơn vị mình ứng cử; quan hệ giữa đại biểu và cử tri có phần mật thiết hơn vì tần suất xuất hiện các cuộc tiếp xúc tương đối dày đặc (cứ đến hẹn lại lên). Tuy nhiên lại có nhược điểm cơ bản là, hoạt động cả khóa mà đại biểu không nắm được tình hình nhiều mặt của cả tỉnh, thành phố, địa phương mình làm đại biểu (mặc dù có địa phương đã bổ khuyết bằng cách báo cáo tình hình chung của toàn tỉnh, thành phố cho cả Đoàn cùng nghe, nhưng đây là ý kiến của lãnh đạo tỉnh, thành phố chứ không phải là ý kiến của cử tri). Có đại biểu đã phát biểu, hết khóa rồi mà chưa hề biết mấy huyện ngoại thành khác các quận nội thành thế nào; lại có đại biểu luyến tiếc năm năm trời mà mình chưa có dịp được tiếp cận với các huyện trung du, miền núi bao la cách xa thủ phủ tỉnh lỵ cả ngày đường . Do không nắm được tình hình chung của cả tỉnh, thành phố nên tư duy, suy nghĩ phát hiện vấn đề, tầm đề xuất, đóng góp của đại biểu bị hạn chế nhiều. Hơn nữa, đối với đại biểu nếu chỉ hoạt động trong mấy huyện, thị thuộc đơn vị ứng cử của mình thì cũng không phù hợp với quy định tại Điều 97 của Hiến pháp hiện hành và Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước .”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1143
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16