Mã tài liệu: 254668
Số trang: 54
Định dạng: doc
Dung lượng file: 299 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách (Lời nói đầu, Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2000). Có nhiều cơ sở để xác lập nên một gia đình, trong đó hôn nhân là yếu tố chủ đạo. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội ra đời mang tính lịch sử, cùng với sự xuất hiện của xã hội có giai cấp, chế độ tư hữu và Nhà nước. Vì vậy, như bất cứ một quan hệ xã hội nào, quan hệ hôn nhân và đình cũng chịu sự tác động, điều chỉnh của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mà trước tiên phải kể đến là vấn đề kết hôn và đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng tạo nên một tế bào mới cho xã hội, đồng thời thể hiện sự giám sát của Nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng.
Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp nam nữ mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nhiều trường hợp nam nữ chỉ mong muốn chung sống như vợ chồng với suy nghĩ “sống thử”. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do phong tục, tập quán; do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đã góp phần mang văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Trong xu thế phát triển kinh tế, văn hóa của nước ta hiện nay, việc chung sống như vợ chồng vẫn sẽ tồn tại, thậm chí có thể có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và những người có liên quan.
Xuất phát từ thực tiễn đó, bài khóa luận này nghiên cứu tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng với mong muốn chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến quan hệ vợ chồng - quan hệ giữa các bên chung sống, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: khóa luận tập trung phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng tới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; đưa ra quan điểm và đường lối xử lý về pháp lý; nêu một số kiến nghị giải quyết tình trạng này. Từ đó, góp phần hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng diễn ra trong xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, của người thứ ba liên quan đến quan hệ này, đặc biệt là bảo đảm cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng dưới góc độ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và xã hội học đã được sử dụng.
4. Cơ cấu: khóa luận gồm:
Phần mở đầu
Chương 1. Khái quát về kết hôn và việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Chương 2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý.
Phần kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 3
1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN VÀ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 3
1.1.1. Khái niệm kết hôn. 3
1.1.2. Quy định về việc đăng ký kết hôn. 4
1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 7
1.2.1. Hành vi chung sống như vợ chồng của nam nữ. 7
1.2.2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam hiện nay. 11
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc nam nữ chung sống như vợ chồng hiện nay 14
1.3. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 19
1.3.1. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Anh quốc 20
1.3.2. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Mỹ 21
1.3.3. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Australia 22
1.3.4. Sự điều chỉnh đối với quan hệ chung sống như vợ chồng ở Pháp 23
CHƯƠNG 2. 24
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ MẶT PHÁP LÝ 24
2.1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI QUAN HỆ VỢ CHỒNG 24
2.1.1. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn. 24
2.1.2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng. 25
2.2. SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG 35
2.2.1. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng được thừa nhận là “hôn nhân thực tế”. 36
2.2.2. Những trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là “hôn nhân thực tế”. 39
2.3. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 42
2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 46
KẾT LUẬN 5
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 18