Mã tài liệu: 234267
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 122 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Giới thiệu chung
2. Quan điểm của Tòa án Tư Pháp Châu Âu
2.1. Quyền tối cao và tính thứ bậc của pháp luật Cộng đồng Châu Âu
2.2. Quyền tối cao và giá trị pháp lý, thực thi của pháp luật Cộng đồng Châu Âu
3. Quan điểm của các tòa án quốc gia
4. Kết luận
1. Giới thiệu chung
Nguyên tắc quyền tối cao (supremacy) cùng với nguyên tắc ảnh hưởng trực tiếp (direct effect) và trung thành (loyalty) là những nguyên tắc cơ bản hình thành trật tự pháp lý của Cộng đồng Châu Âu (EC). Mặc dù nguyên tắc quyền tối cao không được ghi nhận cụ thể trong Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu (TEC) nhưng nó được Tòa án Tư pháp Châu Âu (ECJ) xác lập và giải thích rõ thông qua các án lệ. Nguyên tắc này khẳng định pháp luật Cộng đồng Châu Âu có giá trị cao hơn so với pháp luật của các quốc gia thành viên. Điều đó có nghĩa là các quy định của pháp luật của các quốc gia thành viên không thể vi phạm các quy định về tự do di chuyển quy định trong TEC.
Nguyên tắc quyền tối cao là một khái niệm kép liên quan đến nghĩa vụ của tòa án quốc gia thành viên trong việc áp dụng pháp luật Cộng đồng Châu Âu, bao gồm nghĩa vụ khẳng định (positive obligation) và nghĩa vụ phủ định (negative obligation). Đối với nghĩa vụ khẳng định, tòa án quốc gia thành viên có nghĩa vụ từ chối áp dụng các quy định pháp lý trong nước trái với pháp luật Cộng đồng. Nghĩa vụ này thường được các tòa án bình thường thực hiện và thậm chí áp dụng đối với các điều khoản quy định trong hiến pháp quốc gia. Nó rất gần với nghĩa vụ phát sinh từ lý thuyết nhà nước đơn nhất và thứ bậc của các quy tắc trong trật tự pháp lý Cộng đồng. Đối với nghĩa vụ phủ định, tòa án quốc gia thành viên có nghĩa vụ không sử dụng hiến pháp của quốc gia nhằm vô hiệu hóa pháp luật Cộng đồng. Nghĩa vụ này thường được các tòa án hiến pháp của các quốc gia thành viên thực hiện, nó phát sinh từ thẩm quyền tài phán độc quyền của ECJ. Việc không tuân thủ nghĩa vụ phủ định này sẽ gây nên một vấn đề nghiêm trọng (nuclear problem) hay sự phá hoại (Mutual Assured Destruction). Đây là nghĩa vụ gắn liền với giá trị pháp lý và tính thực thi của pháp luật Cộng đồng.
Về thẩm quyền pháp lý của ECJ (Judicial kompetenz-kompetenz), một vấn đề được đặt ra là ai là người quyết định giới hạn thẩm quyền của Cộng đồng Châu Âu. Cụ thể hơn, tòa án nào (ECJ hay tòa án quốc gia thành viên) có tiếng nói cuối cùng quyết định về phạm vi thẩm quyền và xác định Cộng đồng Châu Âu có hành vi vượt quá thẩm quyền (ulta vires) hay không. Tức là, ai là trọng tài chung thẩm về giá trị của pháp luật Cộng đồng Châu Âu? Nhìn sơ bộ, có vẻ như TEC giao thẩm quyền độc quyền này cho ECJ. Điều 230 TEC quy định rõ rằng các bên có liên quan có thể khởi kiện các hành vi vượt quá thẩm quyền của Cộng đồng trước ECJ. Điều này được thể hiện rõ trong vụ Tobacco Directive, theo đó ECJ khẳng định Chỉ thị của Quốc hội và Hội đồng Châu Âu là không có giá trị vì căn cứ pháp lý để ban hành Chỉ thị đó là không đúng. Thêm vào đó, Điều 234 TEC cho phép ECJ đưa ra phán quyết sơ bộ (preliminary ruling) về giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật của Cộng đồng. Án lệ Foto-Fost đã khẳng định rằng tính hiệu quả (effectiveness) và tính thống nhất của Cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nếu tòa án quốc gia thành viên được quyền ra phán quyết về giá trị của pháp luật Cộng đồng. Tuy nhiên Điều luật này cũng nhấn mạnh rằng thẩm quyền độc quyền của ECJ bị cạnh tranh bởi tòa án quốc gia thành viên cho dù tránh sự tranh cãi trực tiếp.
Hiện nay, rõ ràng là vấn đề thẩm quyền tư pháp của ECJ và nguyên tắc quyền tối cao (phủ định) có mối quan hệ mật thiết. Nghĩa vụ của tòa án quốc gia thành viên không sử dụng các nguyên tắc của hiến pháp quốc gia khi xem xét vấn đề mà pháp luật Cộng đồng điều chỉnh đã trả lời ECJ là trọng tài chung thẩm về giá trị pháp lý của pháp luật Cộng đồng. Dưới góc độ của pháp luật Cộng đồng Châu Âu, câu trả lời là rõ ràng. Tuy nhiên có ý kiến khác đại diện bởi tòa án hiến pháp hay tòa án tối cao của một số quốc gia thành viên không đồng ý với thẩm quyền độc quyền của ECJ và đòi có thẩm quyền áp dụng chính hiến pháp của quốc gia
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1558
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1086
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1163
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16