Mã tài liệu: 250568
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 116 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì các tranh chấp phát sinh càng nhiều với tính chất đa dạng và phức tạp; đặc biệt là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, cũng như tạo điều kiện hoạt động đồng bộ cho toàn bộ nền kinh tế, các tranh chấp đó cần được giải quyết kịp thời, đúng đắn. Về nguyên tắc khi tranh chấp trong kinh doanh, thương mại xảy ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên gặp nhau tự bàn bạc tìm cách giải quyết. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2005. Một thực tế tại Việt Nam là hơn 95% các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được tòa án các cấp xét xử. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về vấn đề thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh thương mại.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc và tranh chấp kinh doanh thương mại.
1. Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc.
Thẩm quyền dân sự của toà án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự.
Để phân biệt thẩm quyền của toà án với thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức khác trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội; phân định thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng dân sự với thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các loại việc theo thủ tục tố tụng hình sự và tố tụng hành chính; pháp luật tố tụng dân sự đã quy định thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc. Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc là thẩm quyền của toà án trong việc thụ lý, giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định tại điều 126 Hiến pháp năm 1992, điều 1 Luật Tổ chức Toà án nhân dân, điều 1 BLTTDS thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án và các việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định của pháp luật.
Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, năm 2005, tr 59
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1103
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1558
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1368
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 30
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 21