Mã tài liệu: 228230
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 109 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Vấn đề quản lý, sử dụng nguồn lao động như thế nào luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của các chủ sử dụng lao động mà còn của cả Nhà nước - chủ thể có trách nhiệm lớn nhất trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó việc bảo vệ nguồn lực lao động luôn được quan tâm, bởi tình trạng sử dụng lãng phí, bóc lột quá đáng của người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã làm phát sinh các tiêu cực trong quá trình đào tạo, sử dụng và bảo vệ nguồn lao động. Việc làm rõ sự khác biệt giữa quyền quản lý lao động (QLLĐ) của NSDLĐ với quyền QLLĐ của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật cũng như việc bảo vệ pháp luật lao động, đồng thời làm cơ sở góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về QLLĐ ở nước ta hiện nay.
[FONT=Times New Roman]1. Sự khác biệt giữa quyền quản lý lao động của Nhà nước với quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
[FONT=Times New Roman]1.1. Cơ sở của việc thiết lập quyền quản lý lao động
[FONT=Times New Roman]Quyền quản lý nhà nước (QLNN) về lao động thực chất là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động (QHLĐ). Nhà nước phải thực hiện bổn phận đảm bảo gìn giữ, bảo vệ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động lao động - hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động khác. Về phương diện kinh tế - xã hội, việc QLLĐ của Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia, khắc phục những khía cạnh tiêu cực của lao động, làm cho các QHLĐ, quá trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả hơn. Về phương diện pháp lý, Nhà nước là chủ thể có quyền lực pháp lý lớn nhất, có quyền ban hành và thực thi pháp luật, áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật1.
[FONT=Times New Roman]Như vậy, cơ sở của việc thiết lập quyền QLLĐ của Nhà nước trước hết xuất phát từ vị trí, vai trò của Nhà nước trong xã hội, đó là thiết lập, củng cố và duy trì trật tự xã hội trên thị trường lao động, bảo đảm việc bảo vệ liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức - những người lao động trong xã hội - thông qua quyền quản lý nguồn nhân lực và QLLĐ bằng pháp luật để có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm thông qua hệ thống cơ quan QLNN về lao động các cấp; khuyến khích việc QLLĐ dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp và mọi biện pháp, kể cả việc trích thưởng từ lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao trong QLLĐ, sản xuất của doanh nghiệp; hướng dẫn người lao động và NSDLĐ xây dựng mối QHLĐ hài hòa và ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp
[FONT=Times New Roman]Là chủ sử dụng lao động, NSDLĐ có quyền quản lý người lao động. NSDLĐ là người tổ chức, theo dõi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của người lao động trong quá trình lao động. Bởi lẽ, khi tham gia QHLĐ, mỗi người lao động thực hiện các nghĩa vụ từ hợp đồng lao động mang tính cá nhân, đơn lẻ, song hoạt động lao động của người lao động là hoạt động mang tính xã hội, vì thế hiệu quả của hoạt động lao động phụ thuộc vào sự phối hợp, tương tác qua lại của cả tập thể người lao động dưới sự điều hành của NSDLĐ. NSDLĐ là người được hưởng lợi từ kết quả lao động của người lao động, có nghĩa vụ trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động kể từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực pháp luật. Quyền QLLĐ của NSDLĐ là quyền không thể thiếu trong quá trình duy trì mối QHLĐ đã được thiết lập giữa các bên tham gia QHLĐ.
[FONT=Times New Roman]Như vậy, hoạt động QLLĐ của NSDLĐ là quyền mà Nhà nước dành cho các chủ sử dụng lao động. Quá trình thực hiện QLLĐ, NSDLĐ phải tuân thủ các quy định về tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc sử dụng lao động, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Quyền QLLĐ của NSDLĐ là sự ràng buộc, kiểm soát sự quản lý của NSDLĐ trong khuôn khổ pháp luật và tương quan với sự bình đẳng có tính bản chất của QHLĐ trong nền kinh tế thị trường.
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16