Mã tài liệu: 229311
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 89 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]Đặt vấn đề
[FONT=Times New Roman]Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) và các diễn biến trên thị trường này luôn giành được sự quan tâm của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng xác định rõ tầm quan trọng của thị trường BĐS, nên Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX của Đảng đã đặt ra yêu cầu khá toàn diện về xây dựng, quản lý thị trường BĐS; thực hiện chính sách tài chính về đất đai. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng khẳng định: “Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung - cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai”. Tuy nhiên đến nay, việc thể chế hóa đường lối của Đảng theo yêu cầu lành mạnh hóa thị trường BĐS triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất là thực hiện chính sách tài chính về đất đai (1). Hiện thị trường BĐS ở nước ta đang tồn tại vô vàn sự bất hợp lý, đặc biệt là vấn đề cung - cầu, giá BĐS không phản ánh đúng giá trị thực, giới đầu cơ lợi dụng trục lợi, trong khi người có thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà ở nhưng khó có cơ hội mua nhà . Nhằm khắc phục những bất hợp lý này, tạo ra một thị trường BĐS lành mạnh, cần phải có công cụ tài chính. Chính vì vậy, theo kế hoạch, Dự án Luật thuế nhà, đất (Luật TNĐ) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII.
[FONT=Times New Roman]1. Sự cần thiết ban hành Luật thuế nhà, đất
[FONT=Times New Roman]Có nhiều ý kiến khác nhau về việc xây dựng và ban hành Luật TNĐ. Một số người cho rằng, nên cân nhắc việc đưa Dự luật Thuế tài sản (cách gọi ban đầu của Luật TNĐ) vào chương trình xây dựng luật vì nhiều nước trên thế giới đã bỏ loại thuế này (2). Chúng tôi cho rằng, việc một số nước bỏ thuế tài sản không có nghĩa là chúng ta không nên xây dựng và ban hành loại thuế này, bởi mỗi một quốc gia có những đặc trưng riêng. Hơn nữa, họ bỏ thuế tài sản nhưng có thể có những loại thuế khác thay thế cho thuế tài sản (3). Ngược lại, có một số nước không những duy trì mà còn tăng thuế BĐS như Hàn Quốc (4). Vì vậy, không thể vì lý do một số quốc gia bỏ thuế tài sản mà chúng ta chậm triển khai việc xây dựng và ban hành loại thuế này. Theo chúng tôi, hiện nay việc ban hành Luật TNĐ là cần thiết; bởi lẽ, thuế nhà, đất:
[FONT=Times New Roman]1.1. Góp phần bổ sung nguồn thu ngân sách
[FONT=Times New Roman]Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, theo lộ trình, Việt Nam buộc phải cắt giảm thuế quan; điều này dẫn đến nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giảm sút, trong khi nhu cầu chi tiêu của ngân sách phục vụ các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước không ngừng tăng lên, đòi hỏi chúng ta phải có sự cải cách đối với hệ thống chính sách thuế nội địa. Việc xây dựng và ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân là một trong số các giải pháp. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khác với thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản dễ thu hơn, dễ quản lý, định giá và tất nhiên là sẽ thu được số lượng nhiều hơn. Ví dụ, nếu thuế BĐS là 1%/năm thì một căn nhà trị giá một tỉ đồng hàng năm phải trả một khoản thuế là 10 triệu. Chỉ riêng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có rất nhiều căn hộ và mảnh đất có giá từ một tỉ đồng trở lên. Thuế tài sản được xác định và thu hàng năm dựa trên giá trị vốn thực tế theo thị trường của tài sản nhà, đất hoặc giá trị đại diện của giá trị này. ở nhiều quốc gia như Mexico, Brazil, ấn Độ, Indonesia . thuế tài sản là nguồn thu chính, chiếm tới 40 - 50% tổng số thu thuế tại các đô thị và nó thường chiếm từ 15% - 40% trong tổng thu ngân sách địa phương (5). ở Mỹ, thuế BĐS là nguồn ngân quỹ giáo dục và an sinh chính cho các tiểu bang. Ví dụ, ở California, thuế BĐS là 1,25% trên trị giá của nhà đất và cung cấp đến 50% nguồn ngân sách tiểu bang. ở Texas, tỷ lệ thuế BĐS lên cao đến 2,5%, tùy từng vùng (6).
[FONT=Times New Roman]Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người được quyền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước: tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được Nhà nước giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; hàng năm phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hoặc thuế đất ở, đất xây dựng công trình; khi chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc tài sản quốc gia, phải nộp thuế tài nguyên. Tuy nhiên, thuế tài nguyên cũng chỉ chiếm một tỷ trọng thấp (khoảng 6 -7%) trong tổng nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và cũng chưa thực sự giữ một vị trí quan trọng trong ngân sách địa phương như ở các quốc gia khác trên thế giới (7). Rõ ràng, chúng ta từ trước đến nay đã bỏ qua một khoản thu lớn cho ngân sách. .
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]TÀI LIỆU
(1) Trương Tấn Sang, Hoàn thiện và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta, xem trên http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=5&news_ID=11159608
(2) http://www.laodong.com.vn/Home/Uu-tien-cac-du-an-luat-lien-quan-den-quoc-ke-dan-sinh/20089/107895.laodong
(3) Ngày 17/12/2007, Quốc hội Thụy Điển đã bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ thuế tài sản ròng và thuế BĐS liên bang từ tháng 1/2008. Theo đó, thuế BĐS liên bang sẽ được thay bằng thuế đô thị có mức trần 6.000 kronor (912 USD) trên một hộ gia đình, xem http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=; Chính phủ của ông Berlusconi - Thủ tướng nước ý - ngay từ đầu nhiệm kỳ thứ 3 cũng tuyên bố bãi bỏ thuế tài sản cá nhân. Xem http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=48995.
(4) Xem http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2006/05/3B9E95E5/
(5) Xem http://www.vneconomy.vn/66439P6C601/thue-tai-san-dang-di-sau-cuoc-song.htm
(6) Xem http://www.pindex.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=72&Itemid=117 .
(7) Xem http://thethaodoanhnhan.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Coche-Chinhsach/Se_co_Luat_thue_Tai_san/
(8) Xem http://www.vneconomy.com.vn/pictures/060925091225_00.jpg
(9) Xem http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/9218/
(10) Xem http://beta.baomoi.com/Home/NhaDat/www.vnmedia.vn/Bon-muc-tieu-cua-Luat-Thue-nha-dat/1680223.epi
(11) ý kiến của ông Đặng Hùng Võ, xem http://www1.thanhnien.com.vn/Nhadat/2007/10/17/212815.tno.
(12) Xem http://beta.baomoi.com/Home/NhaDat/www.vnmedia.vn/Bon-muc-tieu-cua-Luat-Thue-nha-dat/1680223.epi
(13) Xem http://www.baodatviet.vn/Home/Co-tai-san-gia-tri-se-phai-nop-thue/20089/13439.datviet
(14) Xem http://www.sggp.org.vn/phapluat/2008/11/171031/
(15) Xem http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/04/3BA0E79E/
(16) Xem http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/04/3BA0E79E/
(17) Dự thảo số 7 Luật TNĐ quy định thuế suất cho nhà phần trên 600 triệu là 0,03%; đất ở là từ 0,03% đến 0,09% giá trị nhà, đất. Chúng tôi cho rằng, mức thuế suất như vậy không phải là cao nếu so sánh với mức thuế suất trong pháp luật của nhiều nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 833
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1078
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16