Mã tài liệu: 129657
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Từ xa xưa, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch ngày càng phát triển và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người trong cuộc sống hiện đại. Kinh tế càng phát triển, cuộc sống của con người càng được cải thiện và nâng cao, du lịch cũng từ đó mà phát triển không ngừng. Không chỉ trở thành nhu cầu thiết yếu của con người, du lịch còn là ngành công nghiệp mũi nhọn quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói.
Du lịch Việt Nam với tài nguyên phong phú, đa dạng và những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện cho du lịch phát triển, đã gặt hái được những thành tựu to lớn, đem lại thu nhập đáng kể cho đất nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một điểm đến lý tưởng và an toàn cho du khách khắp nơi trên thế giới. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng với tốc độ trung bình hàng năm là 21,9%. Trong đó thị trường khách Pháp cùng với khách Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Anh là những thị trường khách quốc tế cơ bản của Việt Nam.
Pháp là một trong những nước có nền kinh tế ổn định và phát triển trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người là 29.203 USD/năm (năm 2005). Người Pháp có 50 ngày nghỉ/ năm, 27% dân số Pháp dành tới 20% tổng số ngày nghỉ của họ cho đi du lịch ở nước ngoài. Khách Pháp được đánh giá là một trong những thị trường khách cao cấp đến Việt Nam với khả năng chi trả khá cao.
Trong giai đoạn 2004-2009, khách Pháp trung bình chiếm 4-7% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,7%, dẫn đầu các nước Châu Âu về lượng khách đến Việt Nam. Ngoài lợi thế có đường bay thẳng từ Paris đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chính trị ở Việt Nam ổn định, thiên nhiên hoang sơ, người dân Pháp còn có cảm tình đặc biệt với Việt Nam.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch, khách du lịch và thị trường du lịch
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng của thị trường khách du lịch Pháp với du lịch Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp thu hút và phát triển thị trường khách du lịch Pháp đến Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1112
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 17