Mã tài liệu: 117916
Số trang: 50
Định dạng: docx
Dung lượng file: 142 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Tham nhũng là một căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vào những năm 50 cảnh sát Cam-pu-chia đã nói không úp mở rằng: làm ruộng ăn lúa, làm làng ăn hối lộ. Mới đây chủ tịch Đảng cầm quyền Um nô, Thủ tướng Malaixia – Mahathir Mohamad đã khóc trước đại hội đảng về nạn tham nhũng…Còn ở Việt Nam từ thời Hồng Đức và Gia Long đã có các bộ luật để chống tham nhũng. Thời Minh Mạng có” phép làm liêm”, thời Tự Đức có ” chính sách báo liêm” của Nguyễn Trường Tộ. Ngày nay tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Có thể nói tham nhũng là căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi Nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác.
Ở nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN là con đường hoàn toàn mới mẻ. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quy vừa mới ban hành đã sớm lạc hậu với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng. Mặt khác, bước vào cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giàu có mặt tích cực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm cho một số người bị tha hoá, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý. Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm, tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ quan liêu tham nhũng. Hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả.
Kết cấu đề tài:
Chương I – Nguyên nhân tham nhũng và tác hại của nó
Chương II – Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Chương III – Các giải pháp chống tham nhũng ở nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1562
⬇ Lượt tải: 49
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 17