Mã tài liệu: 40818
Số trang: 91
Định dạng: docx
Dung lượng file: 298 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Trong kinh doanh, tranh chấp tồn tại như một tất yếu: có thể ở dạng tranh chấp hiện tại, cần phải giải quyết hoặc tranh chấp tương lại. Các mối quan hệ càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng xảy ra tranh chấp càng lớn, bất chấp một khung pháp lý có hoàn chỉnh đến đâu - bởi không phải lúc nào các bên cũng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Đặc biệt trong thương mại Quốc tế, lĩnh vực mà các bên tham gia có những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ và cả các đặc điểm văn hoá rất khác nhau, thì tranh chấp lại càng lớn, cả về mặt quy mô và khả năng xảy ra tranh chấp. Chỉ cần một sự sai lệnh nhỏ trong cách hiểu, xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ là đã có thể dẫn đến tranh chấp. Đây là chưa nói đến vấn đề phức tạm hơn là văn hoá và tập quán kinh doanh. Chẳng hạn như hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải có mã số, mã vạch, và điều này được coi là đương nhiên đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc và do đó có thể gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu nếu không chú ý đến điều đó trong thoả thuận hợp đồng. Hay như quy định về điều kiện cơ sở giao hàng của Hoa Kỳ không hoàn toàn giống với các điều kiện cơ sở giao hàng của Phòng Thương mại quốc tế (Incoterm) mà nếu không nghiên cứu kỹ các bên có thể dẫn đến tranh chấp về các khoản chi phí giao hàng,…
Trước khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra tranh chấp là điều luôn được quan tâm. Nhưng một khi tranh chấp đã xảy ra, hoặc để đảm bảo lợi ích cho bản thân trong trường hợp xảy ra tranh chấp, thì vấn đề lựa chọn một phương pháp giải quyết tranh chấp cũng cần được quan tâm thích đáng, sao cho tranh chấp được giải quyết thoả đáng với chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc là ít nhất.
Một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp hay được áp dụng hiện nay là thông qua trọng tài kinh tế. Có nhiều ưu điểm của phương pháp này so với các phương pháp khác: như tính bảo mật, độ tin cậy cao…. khiến nó trở thành một biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biến nhất trên thế giới. Và vì vậy có thể nói hoạt động của các trung tâm trong tài đã và đang từng bước góp phần vào việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cho việc kinh doanh được ổn đinh.
Được sự đồng ý của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, của khoa Thương mại và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Anh Tuấn, em đã về thực tập tốt nghiệp tại TTTTQuốc tế bên cạnh phòng TM & CN Việt nam, để học hỏi nghiên cứu và tìm hiểu sâu thêm về vấn đề "Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay". Sau đây là bản báo cáo tổng hợp về TTTTQuốc tế: một số nét chính của Trung tâm, kết quả hoạt động trong thời gian qua và phương hướng hoạt động sắp tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 182
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1243
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 17