Mã tài liệu: 128287
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Hợp đồng
Sự hình thành chế độ dân chủ là kết quả của quá trình phát triển kinh tế và chính trị, có tác động to lớn đến diện mạo chung của xã hội, đến sự tăng trưởng kinh tế và giải phóng năng lực sáng tạo của con người. Song, hiệu quả tác động của dân chủ lại phụ thuộc vào sự hoàn thiện của HTCT với tư cách là hệ thống các thiết chế chính trị và cơ chế thực hiện quyền lực chính trị.
Đại hội VI, VII và VIII của Đảng đã đặc biệt quan tâm đến đổi mới HTCT trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, coi đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách của quá trình đổi mới.
Mặt trận Tổ quốc vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh có tổ chức, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam và thực hiện quyền lực của nhân dân lao động trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đã đánh giá: "Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã coi trọng các hình thức tập hợp đa dạng nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực của nhân dân. Sự tham gia của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác xây dựng luật pháp, chính sách, xây dựng chính quyền các cấp, thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội... ngày càng được tăng cường [6, 13-14].
Trong khi đánh giá cao thành tựu đổi mới hệ thống chính trị nói chung và Mặt trận Tổ quốc nói riêng, Đảng cũng nhận thấy rằng, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân còn có sự hạn chế về nhận thức; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, còn chưa rõ ràng; nội dung và phương thức hoạt động còn lúng túng; tình trạng dân chủ hình thức trong các tổ chức đó còn nặng nề đã làm hạn chế đáng kể việc phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong quá trình đổi mới. Do vậy, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp vẫn là một đòi hỏi bức thiết ở nước ta hiện nay.
kết cấu chuyên đề:
Chương 1
Vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam
Chương 2
Thực trạng tổ chức và hoạt động
Chương 3
Phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát huy quyền lực chính trị của nhân dân lao động qua Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1003
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1118
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16