Mã tài liệu: 235493
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 52 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Đặt vấn đề
Đình công là một quyền quan trọng của người lao động Việt Nam, được Nhà nước thừa nhận thông qua việc quy định quyền đình công của người lao động tại khoản 4 Điều 7 Bộ luật Lao động (BLLĐ). Với việc hiện thực hóa quyền đình công trong thực tế, những người lao động thực sự đã có một thứ “vũ khí” hữu hiệu để tự bảo vệ mình.
Nhưng cũng với ý nghĩa là một thứ “vũ khí tự bảo vệ” của những người lao động, đình công nếu không được sử dụng đúng lúc, đúng cách và đúng mục đích sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng lao động (NSDLĐ). Do đó, pháp luật các nước đều có những quy định hướng tới việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trước, trong và sau đình công. Sở dĩ cần có những quy định này bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.
Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trước, trong và sau đình công là một trong những nhân tố góp phần nhanh chóng bình ổn lại quan hệ lao động sau đình công. Đình công không phải là sự ngừng việc vĩnh viễn mà chỉ là sự ngừng việc tạm thời nhằm gây sức ép với NSDLĐ. Do đó, mặc dù tiến hành đình công nhưng người lao động vẫn mong muốn quan hệ lao động sau đó tiếp tục được nối lại theo hướng có lợi hơn cho họ. Việc pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ sẽ làm dịu bớt sự căng thẳng trong quan hệ lao động vốn đã bị đẩy đến đỉnh điểm do hành vi đình công gây ra.
Thứ ba, với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những người lao động và với việc thực thi nguyên tắc “trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng”, pháp luật lao động cần thiết phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trước, trong và sau đình công. Có như vậy mới tạo được tâm lý yên tâm của các nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) và niềm tin là Nhà nước Việt Nam không “làm ngơ” trước lợi ích của họ, vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư và kinh doanh có hiệu quả.
Thứ tư, xuất phát từ thực tiễn khách quan đang có nhiều cuộc đình công bất hợp pháp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp. Do đó, phải có những quy định chặt chẽ với chế tài nghiêm khắc để hạn chế tình trạng đình công trái pháp luật, răn đe những hành vi quá khích trong quá trình đình công gây hậu quả không tốt cho chính người lao động, NSDLĐ hoặc lợi ích công cộng có liên quan.
Thứ năm, xuất phát từ thông lệ pháp luật trên thế giới. Nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Philippines . đã và đang duy trì các quy định hợp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư trước, trong và sau đình công. Thậm chí, coi đây như một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài. Đó cũng là một trong những lý do mà các nhà lập pháp Việt Nam tính đến khi đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trước, trong và sau đình công
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1130
⬇ Lượt tải: 45
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 845
⬇ Lượt tải: 19