Mã tài liệu: 298814
Số trang: 130
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 4,180 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...6
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU...8
2.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG : 8
2.1.1. Hiện trạng về mặt tổ chức :.. 8
2.1.2. Hiện trạng về mặt nghiệp vụ :...
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU: .. 10
2.2.1. Yêu cầu chức năng:.. 10
2.2.2. Yêu cầu phi chức năng:. 11
PHẦN 3: MÔ HÌNH HOÁ....12
3.1. SƠ ĐỒ SỬ DỤNG :... 12
3.1.1. Sơ đồ thể hiện các chức năng chính của phần mềm: . 12
3.1.2. Diễn giải sơ đồ: ... 13
3.1.3. Ký hiệu :.... 14
3.2. SƠ ĐỒ LỚP : ... 15
3.2.1. Sơ đồ lớp:.. 15
3.2.2. Bảng thuộc tính các lớp đối tượng :.. 16
3.2.3. Sơ đồ luồng xử lý :... 27
PHẦN 4: THIẾT KẾ PHẦN MỀM ....33
4.1. HỆ THỐNG CÁC LỚP ĐỐI TƯỢNG : .. 33
4.1.1. Mô hình tổng thể :.... 33
4.1.2. Danh sách các lớp đối tượng giao tiếp người dùng : . 35
4.1.3. Danh sách các lớp đối tượng xử lý chính : . 36
4.1.4. Danh sách các lớp đối tượng truy xuất dữ liệu : ... 36
4.2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ VÀ TRUY XUẤT CÁC ĐỐI TƯỢNG :.... 37
4.2.1. Danh sách các biến thành phần của từng đối tượng truy xuất dữ liệu: .... 37
4.2.2. Danh sách các hàm thành phần của từng đối tượng truy xuất dữ liệu: .... 38
4.3. THIẾT KẾ CÁC LỚP ĐỐI TƯỢNG XỬ LÝ CHÍNH : .. 40
4.3.1. Danh sách các biến thành phần của từng đối tượng xử lí chính: ... 40
4.3.2. Danh sách các hàm thành phần của từng đối tượng xử lí chính: ... 47
4.3.3. Các sơ đồ phối hợp: . 66
4.4. THIẾT KẾ CÁC MÀN HÌNH GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM : . 6
4.4.1. Phân hệ giáo viên : ... 6
4.4.2. Phân hệ học sinh: 1
4.4.3. Các màn hình chung của hai phân hệ : 107
PHẦN 5: THỰC HIỆN PHẦN MỀM VÀ KIỂM TRA 110
5.1. THỰC HIỆN PHẦN MỀM : .. 110
5.2. KIỂM TRA : .. 115
PHẦN 6: TỔNG KẾT ....127
6.1. TỰ ĐÁNH GIÁ : 127
6.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN : .. 12
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Ngày nay, ngành công nghệ thông tin trên thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và ngày càng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân sự, y tế, giáo dục… và nó đã đáp ứng ngày càng nhiều yêu cầu của các lĩnh vực này, để phục vụ cho nhu cầu của con người.
Ở nước ta, hòa nhập chung với sự phát triển ngành công nghệ thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống nhằm phục vụ các nhu cầu như: nghiên cứu, học tập, lao động và giải trí… của con người. Nhà nước ta đã có những chính sách cần thiết để đưa ngành công nghệ thông tin vào vị trí then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Đất nước.
Đặc biệt ngành công nghiệp phần mềm, một lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin, được chú trọng phát triển mạnh để sản xuất những phần mềm có giá trị đáp ứng nhu cầu hiện tại: xuất khẩu ra nước ngoài hoặc phục vụ cho các lãnh vực khác trong nước. Để góp phần phát triển ngành công nghiệp phần mềm và phục vụ cho các nhu cầu trong nước, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo.
Song song đó, xã hội ngày càng phát triển, do đó yêu cầu chất lượng giáo dục và đào tạo con người ngày càng cao hơn, để đáp ứng lại yêu cầu hiện có của xã hội. Vì thế, hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện cũng không ngừng đổi mới và hoàn thiện nhằm đào tạo ra những con người có khả năng chuyên môn cao phục vụ trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Với khả năng ứng dụng rộng rãi của ngành công nghệ thông tin, với chính sách phát triển ngành công nghệ thông tin của nhà nước, với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta. Thì việc tin học hóa giáo dục (ứng dụng ngành công nghệ thông tin vào ngành giáo dục) là phù hợp và thiết thực.
Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Bộ giáo dục đã cải tiến cách dạy và học: tăng cường thiết bị dạy và học, thêm kiến thức vào một số sách giáo khoa, thêm một số môn học mới vào chương trình học. Lượng kiến thức cần truyền đạt vàđòi hỏi học sinh nắm bắt tăng nhiều hơn. Trong khi đó, với lượng kiến thức như thế, việc dạy của giáo viên và sự tiếp thu của một số học sinh ở trường, đôi khi không đạt được những kết quả mong muốn. Vì lý do không đủ thời gian trên lớp để giáo viên hướng dẫn cặn kẽ cho học sinh giải bài tập, nên một số học sinh không thể hoặc gặp khó khăn để theo kịp chương trình học của mình. Chính vì vậy, việc tự giải bài tập của học sinh ở nhà là việc hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là đôi khi không thể làm được nếu không có người hướng dẫn. Cho nên, một số học sinh đã phải nhờ người hướng dẫn tại nhà (giáo viên kèm tại nhà; anh, chị, phụ huynh có kiến thức về bài tập của con em mình), số học sinh còn lại không có điều kiện trên thì đến lớp học thêm (hình thức phổ biến) của giáo viên bộ môn. Với lượng kiến thức nhiều hơn trước đây, đòi hỏi học sinh và giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn.
Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, đang dần mở rộng hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực mới. Với khả năng trên, việc đưa tin học hỗ trợ cho lãnh vực giáo dục, trong đó việc hỗ trợ cho việc giải bài tập của học sinh tại nhà là có thể thực hiện được.
Để giúp học sinh có khả năng tự giải bài tập mà không cần đến lớp học thêm, không cần người hướng dẫn giải bài tập. Thì với một phần mềm hỗ trợ giải bài tập trên máy tính tại nhà sẽ đáp ứng được cho học sinh những nhu cầu này. Và điển hình là phần mềm hỗ trợ giải bài tập lượng giác mà chúng em đã nghiên cứu và thực hiện.
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU
2.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG :
2.1.1. Hiện trạng về mặt tổ chức :
Bao gồm thành phần giáo viên và học sinh.
2.1.1.1. Quan hệ giữa các thành phần :
Học sinh :
o Học bài và củng cố kiến thức.
o Làm bài tập về nhà mà giáo viên ra đề.
Giáo viên:
o Soạn bài giảng.
o Soạn bài tập cho học sinh giải.
o Soạn hướng dẫn giải bài tập.
o Chấm điểm bài làm của học sinh.
2.1.1.2. Quan hệ với các thành phần bên ngoài :
Học sinh :
o Tìm tài liệu học liên quan đến bài tập đang giải thông qua sách, báo …. hay trao đổi với những người có biết kiến thức liên quan đến phần bài tập đang giải như: bạn bè, thầy cô, cha mẹ, anh chị…
o Đi đến lớp học thêm để củng cố kiến thức và nâng cao khảnăng giải bài tập.
Giáo viên :
o Tham khảo kiến thức liên quan đến bài giảng thông qua sách báo… để soạn bài giảng, bài tập, bài giải.
2.1.2. Hiện trạng về mặt nghiệp vụ :
2.1.2.1. Học bài và củng cố các kiến thức đã học :
Những kiến thức đã học trên lớp, học sinh về nhà phải hiểu và nhớ.
2.1.2.2. Làm bài tập :
Những bài tập làm ở nhà do giáo viên ra thêm, học sinh sẽ dựa vào những kiến thức đã học, phương pháp giải để tự giải những bài tập này.
2.1.2.3. Soạn bài giảng :
Trước giờ lên lớp dạy, giáo viên soạn bài giảng của mình từ sách giáo khoa của bộ giáo dục và những tài liệu tham khảo khác.
2.1.2.4. Soạn bài tập của giáo viên :
Những bài tập cho học sinh làm, giáo viên có thể tự soạn hoặc lấy từ sách giáo khoa, những tài liệu tham khảo.
2.1.2.5. Soạn bài giải :
Để đưa ra những hướng dẫn gợi ý giải bài tập cho học sinh, giáo viên soạn ra thông qua kiến thức sẵn có của mình hay tham khảo tài liệu.
2.1.2.6. Chấm điểm và nhận xét :
Giáo viên chấm điểm bài làm của học sinh, chấm từng bước giải và cho điểm cụ thể mỗi bước.
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU:
2.2.1. Yêu cầu chức năng:
2.2.1.1. Chức năng lưu trữ:
Lưu trữ phần bài tập:
o Đề bài, bài giải, đáp án của giáo viên và học sinh ứng với bài tập phương trình, chứng minh đẳng thức và câu hỏi trắc nghiệm.
Lưu trữ phần lý thuyết:
o Lý thuyết và phương pháp giải liên quan đến mỗi dạng bài tập.
2.2.1.2. Chức năng tính toán :
Phát sinh tự động đề trắc nghiệm .
Đối với các bài tập phương trình có phương pháp giải như: phương trình lượng giác bậc I; phương trình lượng giác bậc II; phương trình bậc I đối với sin, cos; phương trình bậc II đối với sin, cos; phương trình đối xứng với sin, cos thì máy có thể giải tự động được.
Cho phép soạn bài tập, bài giải phương trình, chứng minh đẳng
thức, câu hỏi trắc nghiệm, bài lý thuyết thủ công.
2.2.1.3. Chức năng kết xuất :
Kết xuất đề bài, bài giải của bài tập phương trình, chứng minh đẳng thức, đề trắc nghiệm, bài lý thuyết ra Word, máy in, qua mail.
10
2.2.2. Yêu cầu phi chức năng:
2.2.2.1. Tính tiện dụng:
Giao diên trực quan, sinh động, tham khảo lí thuyết cho phép từng bước hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Dễ học và dễ sử dụng, phù hợp với môi trường giáo dục.
2.2.2.2. Tính tương thích :
Chạy trên các hệ điều hành Windows.
2.2.2.3. Tính hiệu quả:
Máy tính với CPU Pentium III 800, RAM 256MB.
Đĩa cứng 20GB.
2.2.2.4. Môi trường cài đặt :
Visual Basic. Net.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 165
👁 Lượt xem: 1514
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem