Mã tài liệu: 117672
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file: 596 Kb
Chuyên mục: Lưu trữ học
Các số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy: Du lịch Việt Nam những năm đầu thập niên 90 phát triển khá nhanh; Đến năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á, ngành Du lịch Việt nam gặp rất nhiều khó khăn do lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm rõ rệt từ 1,78 triệu lượt năm 1997 còn 1,5 triệu lượt năm 1998. Bước sang năm 1999, Du lịch Việt nam đã từng bước lấy lại đà phát triển, lượng khách quốc tế đạt ngang bằng với năm 1997 là 1,78 triệu lượt người [1]. Từ năm 2000 đến nay, Du lịch Việt nam đã khởi sắc. Số lượng nội địa tăng lên 11 triệu lượt và lượng khách nước ngoài vào Việt nam đã đạt chỉ tiêu đề ra ở mức trên 2 triệu lượt người. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng đều trong các năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2001 lượng khách tăng 108,8% so với năm 2000, năm 2002 tăng 110% so với năm 2001. Riêng quý I/2003 lượng khách nướcngoài đã đạt 712.500 người, tăng 115,5% so với quý I/2002. [2]
Khách nước ngoài ngày càng quan tâm đến Việt nam, coi Việt nam là một điểm đến an toàn trong những kỳ nghỉ khi tình hình an ninh trên thế giới có nhiều bất ổn; là nơi có nhiều thắng cảnh tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, công tác quảng bá du lịch sâu rộng ra nước ngoài cùng với các sản phẩm và chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, hệ thống hạ tầng cơ sở, khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch không ngừng được cải tạo và xây mới đã thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khách nước ngoài đến Việt Nam. Có thể thấy lượng du khách quốc tế vào Việt nam tăng đều qua các năm gần đây. Tuy nhiên số khách đến lần thứ hai chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chậm đổi mới, chất lượng dịch vụ không đồng đều. Như vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra cho Du lịch Việt nam là phải từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm truyền thống độc đáo hấp dẫn. Mặt khác phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện các chính sách cũng như các dịch vụ liên quan đến du lịch. Đó là những thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt nam.
Việc tìm hiểu thực trạng, phân tích các yếu tố tích cực và những mặt yếu kém của hoạt động du lịch Việt Nam từ đó tìm ra giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả hoạt động và kinh tế của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế là một vấn đề cần thiết.
Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới” để viết khoá luận tốt nghiệp, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương, khóa 8 của Trường Ngoại thương.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Du lịch - Vai trò của du lịch quốc tế trong ngành công nghiệp du lịch
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch quốc tế ở Việt nam
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế vào Việt Nam những năm tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1043
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16