Mã tài liệu: 218088
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 2,238 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
MỞ ĐẦU
Trà là một thức uống có tính giải khát phổ thông trong nhân dân đặc biệt là nhân dân vùng châu Á. Trà không những có tác dụng giải khát mà còn có tác dụng chữa bệnh vì trong trà có những dưỡng chất: vit C, B, PP, cafein, muối Trà làm cho tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, đỡ mệt mỏi, dễ tiêu hoá
Trà là sản phẩm được chế biến từ là trà non & búp trà (đọt trà) của cây trà. Quá trình chế biến trà thông qua nhiều công đoạn: làm héo, vò, sàng, lên men, sấy Trong đó sấy là một công đoạn hết sức quan trọng. Mục đích của sấy trà: dùng nhiệt độ cao để diệt enzyme, đình chỉ quá trình lên men nhằm giữ lại tối đa những chất có giá trị trong lá trà giúp hình thành hương vị, màu sắc của trà. Làm giảm hàm ẩm trong trà bán thành phẩm đến mức tối thiểu, phù hợp yêu cầu bảo quản chất lượng trà trước khi phân loại.
Trong thời gian sấy khô, lá tràbị biến đổi cả về tính chất vật lí cũng như tính chất hóa học:
Tổng hàm lượng các chất hoà tan giảm đi so với lá chè xong.
Hàm lượng cafein giảm đi một ít. Đó là do sự bay hơi một phần và do sự thăng hoa của các hợp chất này khi sấy khô.
Sự biến đổi của Nitơ hòa tan và Cafein trong khi sấy:
Giai đoạn chế biến Nitơ hòa tan,mg Cafein, mg Nitơ amonic, mg
Lá trà lên men 21,63 2,89 1,19
Bán thành phẩm 20,05 2,60 0,67
Nhóm chất hydratcacbon có những biến đổi như sau:
Giảm một ít hàm lượng glucose, saccharose, tinh bột.
Giảm mạnh hàm lượng hidropectin (lá trà lên men chứa 2,73% so với 1,74% của trà đen bán thành phẩm)
Lượng protein cũng giảm đi trong thời gian sấy này
Lượng vitamin C giảm mạnh: từ 2,64 g/kg chất khô trước khi sấy còn lại 1,81 g/kg sau khi sấy.
Trong khi sấy trà cần chú ý:
ã Tốc độ không khí nóng thổi vào buồng sấy quá nhỏ sẽ gây ra tình trạng ứ đọng hơi ẩm làm giảm chất lượng trà rõ rệt.
ã Nhiệt độ sấy quá cao & không khí thổi vào quá lớn sẽ làm cho trà bị cháy vụn, nhiệt độ càng cao sẽ làm giảm hương thơm của càng mạnh. Nhiệt độ quá cao sẽ gây ra hiện tượng tạo trên bề mặt lá trà một lớp màng cứng, ngăn cản ẩm từ bên trong thoát ra ngoài, kết quả không tiêu diệt được men triệt để & trà vẫn chứa nhiều ẩm bên trong làm cho chất lượng của trà nhanh chóng xuống cấp trong thời gian bảo quản.
Các phương pháp sấy:
- sấy thường
- sấy có bổ sung nhiệt
- sấy có đốt nóng giữa chừng
- sấy tuần hoàn khí thải
Trong đồ án này ta chọn phương thức sấy thường vì không yêu cầu phải giảm nhiệt độ của tác nhân sấy. Mặt khác nếu dùng các phương pháp khác sẽ phức tạp về kết cấu thiết bị dẫn đến không hiệu quả về mặt kinh tế.
Thiết bị sấy có nhiều loại: buồng sấy, hầm sấy, máy sấy thùng quay, máy sấy tầng sôi, máy sấy phun, máy sấy thổi khí
Ta chọn hầm sấy với thiết bị vận chuyển là băng tải vì phương án này có những ưu điểm như sau:
Khi qua một tầng băng tải vật liệu được đảo trộn & sắp xếp lại nên tăng bề mặt tiếp xúc pha nên tăng tốc độ sấy.
Có thể đốt nóng giữa chừng, điều khiển dòng khí.
Phù hợp với vật liệu sấy dạng sợi như trà.
Hoạt động liên tục.
Có thể thực hiện sấy cùng chiều, chéo chiều hay ngược chiều.
Bên cạnh những ưu điểm thì phương án này cũng có nhược điểm: cồng kềnh, vận hành phức tạp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1469
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem