Mã tài liệu: 130952
Số trang: 126
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Chất lượng môi trường sống nói chung, môi trường nước nói riêng đang được cả thế giới quan tâm. Trong hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (Johannesburg, 2002), nước đã được xếp là tài nguyên quan trọng thứ 2 sau tài nguyên con người. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố không thể thiếu được cho mọi hoạt động sống trên trái đất. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và thâm canh trong nông nghiệp ngày càng phát triển đã ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên này. Nhiều nơi nguồn nước bề mặt, thậm chí cả nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đã có tác hại lớn đến năng suất và phẩm chất cây trồng và vật nuôi. Trong tương lai, chúng ta đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng mà trữ lượng thì có hạn. Do vậy, con người trên thế giới cần có giải pháp tốt trong quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Ở Việt Nam hiện nay, do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá, các vành đai nông nghiệp ngày càng hạn hẹp. Việc xả trực tiếp các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh, ra các sông hồ đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất và nước. Trong đó, sự ô nhiễm nguồn đất và nước mặt là trầm trọng nhất. Sự ô nhiễm nước không chỉ đơn thuần là do vi sinh vật và các chất hữu cơ dễ phân hủy, mà còn do nhiều chất vô cơ độc hại đối với sức khỏe con người và mọi sinh vật, trong đó có kim loại nặng.
Với đặc điểm đất chật người đông, diện tích canh tác thấp nên ở các vùng quê Việt Nam, nếu nơi nào sản xuất thuần nông (chỉ trồng trọt, chăn nuôi) thì kinh tế của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nơi nào có ngành nghề truyền thống thì ở đó người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ở đa phần các làng nghề, chất thải không được xử lý, xả thẳng vào môi trường, theo thời gian đất và nước ở đây ô nhiễm nặng, nhiều nơi đã tới mức báo động.
Thôn Trà Lâm, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những làng nghề truyền thống làm đậu phụ kết hợp với chăn nuôi lợn (với khoảng 95% số hộ làm đậu phụ, cung cấp đậu phụ ra thị trường, bã để chăn nuôi lợn tạo nguồn phân bón). Nhiều hộ gia đình không kiểm soát được nguồn phân này đã gây ô nhiễm cục bộ đáng kể. Có nơi ô nhiễm tới mức nước có màu đen có mùi hôi thối khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 18
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1182
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 7426
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 867
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 3531
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 224
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 16