Mã tài liệu: 244553
Số trang: 54
Định dạng: rar
Dung lượng file: 722 Kb
Chuyên mục: Công nghệ hóa học
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT . 5
I.1. Đặc điểm của dầu thô Việt Nam 5
I.1.1. Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu nhẹ vừa phải . 5
I.1.2. Dầu thô Việt Nam là loại dầu sạch, chứa rất ít các độc tố lưu huỳnh, nitơ, kim loại nặng 5
I.1.3. Dầu thô Việt Nam chứa nhiều hydrocacbon parafinic, đặc biệt chứa hydrocacbon n-parafin C10 ÷ C40 . 6
I.2. Tổng quan về quá trình oxy hóa n-parafin 6
I.2.1. Lý thuyết quá trình oxy hóa 6
I.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa n-parafin . 17
I.2.3. Ứng dụng của phản ứng oxy hóa n-parafin . 19
I.3. Những khái niệm về tuyển khoáng . 19
I.3.1. Phân loại tuyển khoáng . 19
I.3.2. Công nghệ tuyển nổi 20
I.3.3. Công dụng thuốc tuyển nổi 22
I.3.4. Cơ chế tác dụng của thuốc tập hợp 22
I.4. Tổng quan về apatit . 23
PHẦN II: THỰC NGHIỆM . 25
II.1. Những phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu . 25
II.1.1. Các phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của nguyên liệu 25
II.1.2. Các phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của sản phẩm . 25
II.2. Thiết bị và hóa chất sử dụng cho nghiên cứu . 27
II.3. Chuẩn bị nguyên liệu cho phản ứng oxy hóa . 27
II.3.1. Chế tạo parafin từ phân đoạn nhiệt độ sôi từ 250 ÷ 3850C dầu mở bạch hổ 28
II.3.2. Tách parafin từ dầu diezel (DO) . 28
II.3.3. Parafin trên thị trường 29
II.4. Oxy hóa parafin 29
II.4.1. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm oxy hóa . 29
II.4.2. Thí nghiệm oxy hóa parafin . 30
II.4.3. Phân tích sản phẩm 30
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
III.1. Kết quả phân tích các tính chất của nguyên liệu dùng cho phản ứng oxy hóa n-parafin 33
III.2. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến quá trình oxy hóa . 35
III.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất phản ứng 39
III.4. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất phản ứng oxy hóa
43
III.5. Ảnh hưởng của vận tốc sục khí đến phản ứng oxy hóa . 46
[FONT="]
MỞ ĐẦU
Quặng Apatit là nguồn nguyên liệu quí để sản xuất phân bón và các hoá chất cơ bản. Nước ta có mỏ Apatit Lào cai là một trong những mỏ có trữ lượng lớn trên thế giới. Từ hàng chục năm nay công ty Apatit Việt nam đã tổ chức khai thác quặng Apatit để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Quặng khai thác gồm có 3 loại: loại 1 là loại quặng có hàm lượng P2O5 > 32% được sử dụng thẳng để sản xuất phân bón. Quặng loại 2 có hàm lượng P2O5 > 20% được sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân lân nung chảy. Quặng loại 3 hàm lượng P2O5 chỉ đạt 14-18% để sử dụng được cần phải qua quá trình tuyển nổi để nâng hàm lượng P2O5 lên đạt tiêu chuẩn thương phẩm (> 32%). Trữ lượng quặng loại 3 là lớn nhất. Sau vài chục năm khai thác quặng loại 1 cạn dần vì vậy để sản xuất có hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên phải chú trọng việc khai thác và sử dụng có hiệu quả quặng Apatit loại 3[2,5].
Một trong các yếu tố quan trọng nhất cho nhà máy tuyển nổi hoạt động được là thuốc tuyển (các hoá chất sử dụng trong quá trình tuyển nổi). Cho đến nay, nhà máy tuyển quặng Apatit Việt nam đã sử dụng các loại thuốc tuyển của Liên xô, Phần lan, Thuỵ điển, Anh, Mỹ, Đức .
Thành phần chủ yếu của thuốc tập hợp dùng để tuyển nổi quặng Apatit loại 3 là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ chứa oxy [2,37,38]: rượu béo và axit béo, tuỳ theo loại thuốc mà tỷ lệ axit béo trong thuốc tuyển thay đổi từ 40 đến hơn 90%. Nhiều loại thuốc tuyển ngoại thương phẩm ở dạng dung dịch xà phòng tan trong nước, hàm lượng hoạt chất hữu cơ chỉ từ 40-50%. Khi nhập thuốc tuyển ta đã phải nhập và chuyên chở một lượng lớn nước vô ích, điều đó là không kinh tế do vậy việc nghiên cứu tạo ra công nghệ sản xuất thuốc tuyển để thay thế dần thuốc nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động trong sản xuất là cần thiết và cấp bách.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp chế tạo thuốc tuyển quặng từ các nguồn nguyên liệu khác nhau: tổng hợp từ nguyên liệu là sản phẩm dầu mỏ [31,32,33], từ dầu thực vật, mỡ động vật .ở Việt nam nguyên liệu để sản xuất thuốc tuyển có thể đi từ các nguồn dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hạt cao su, dầu dừa, dầu màng tang .Từ mỡ động vật như mỡ lợn, mỡ cá .Tuy nhiên các nguyên liệu trên còn là được dùng nhiều trong ngành thực phẩm vì vậy hướng nghiên cứu chế tạo thuốc tuyển từ nguồn nguyên liệu hoá dầu trên cơ sở oxy hoá các phân đoạn parafin lỏng là có triển vọng hơn cả, vì khi Việt nam có công nghệ lọc hoá dầu phát triển thì nguồn nguyên liệu parafin lỏng cho sản xuất là rất dồi dào.
Bản đồ án này nghiên cứu công nghệ oxy hoá parafin lỏng, các thông số ảnh hưởng tới phản ứng oxy hoá parafin lỏng, tìm ra các điều kiện tối ưu đối với phản ứng oxy hoá parafin lỏng để áp dụng vào sản xuất công nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 1293
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1217
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem