Mã tài liệu: 97453
Số trang: 45
Định dạng: docx
Dung lượng file: 749 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Từ năm 1986 Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Điều đó có nghĩa là chúng ta công nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Mỗi thành phần đóng một vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng và sự phát triển kinh tế. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế tồn tại và phát triển dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân và kinh tế thị trường là mối quan hệ song hành, ngắn bó chặt chẽ với nhau, chế định lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Thực tế 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Vai trò đó được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh khác nhau: tăng tỷ trọng trong GDP, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, sử dụng nhiều đối tượng lao động khác nhau giúp giải quyết vấn đề việc làm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh… Từ 1/1/2000, Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực pháp lý đã bảo vệ và khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy số doanh nghiệp tư nhân đã tăng nhanh chóng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng cao hơn, khẳng định sâu sắc hơn vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại những quan điểm, những cách đánh giá khác nhau về vị trí, về vai trò của kinh tế tư nhân; về kinh tế tư nhân và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam. Vì vậy, đề án nghiên cứu về sự tăng trưởng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân với mong muốn góp thêm ý kiến đối với những vấn đề nêu trên.
Đề án vận dụng phương pháp dãy số thời gian trong thống kê để phân tích sự tăng quy mô số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân 10 năm qua (1999 - 2004) và dự báo đến năm 2007. Từ đó đưa ra một vài kiến nghị để thúc đẩy cho kinh tế tư nhân được nhìn nhận một cách khách quan công bằng hơn, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự phát huy được tiềm lực của mình vào sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" của nước nhà
Nội dung tóm tắt:
Chương I : Một số vấn đề cơ bản về phương pháp dãy số thời gian
Chương II : Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 893
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 804
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 12
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16