Mã tài liệu: 219369
Số trang: 13
Định dạng: doc
Dung lượng file: 192 Kb
Chuyên mục: Thuế
A.[FONT="] MỞ ĐẦU . 00
B.[FONT="] NỘI DUNG . 00
Chương I :[FONT="] Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh
1.[FONT="] Các tác động ngoại vi 12
2.[FONT="] Thiếu hàng hóa công cộng . 12
3.[FONT="] Sự gia tăng quyền lực độc quyền . 12
4.[FONT="] Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12
5.[FONT="] Chu kỳ kinh doanh 12
6.[FONT="] Thông tin thị trường lệch lạc . 12
Chương II :[FONT="] Giải pháp của chính phủ
1.[FONT="] Các tác động ngoại vi 12
2.[FONT="] Thiếu hàng hóa công cộng . 12
3.[FONT="] Sự gia tăng quyền lực độc quyền . 12
4.[FONT="] Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12
5.[FONT="] Chu kỳ kinh doanh 12
6.[FONT="] Thông tin thị trường lệch lạc . 12
C.[FONT="] KẾT LUẬN . 07
Tài liệu tham khảo . 08
[FONT="]
A - MỞ ĐẦU.
Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ XX, nhìn chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào thời kì đầu của thế kỷ XXI, một điều rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình. Nền kinh tế thị trường giải quyết ba vấn đề cơ bản và đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự phát triển kinh tế của xã hội loài người, nhất là các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển.
Kinh tế thị trường ra đời từ trong phương thức sản xuất tư bản chủ, phần lớn nằm trong lãnh vực tư. Người sản xuất, người tiêu dùng, mọi thành viên trong xã hội tự chủ hoạt động trên thị trường, nhưng lại bị chi phối bởi các quan hệ thị trường (lợi ích và sáng kiến cá nhân, cung - cầu, cạnh tranh .). Nhà nước điều chỉnh một vài giá cả trong lĩnh vực công, thiếp lập các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe và lao động,. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và hoạt động kinh tế ở mức độ tối thiểu. Kinh tế thị trường không hoàn toàn đồng nhất ở các nước có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau, nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thuộc phương thức sản xuất chủ đạo, và chịu sự chi phối, điều tiết, quản lí của nhà nước và mang những đặc điểm và truyền thống của mỗi nước.
Ưu điểm của hệ thống kinh tế thị trường là rõ ràng, thể hiện ở chỗ thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa lợi ích của mình trên giới hạn nguồn lực của họ. Như vậy, thị trường là “bàn tay vô hình” dẫn dắt đến chỗ đạt được lợi ích cho mọi người.
Thế nhưng chúng ta cũng không được quên rằng “bàn tay vô hình” đôi khi cũng dẫn nền kinh tế đi lầm đường lạc lối. Nó có những khuyết điểm không thể tránh khỏi. Đó là:
Ø[FONT="] Các tác động ngoại vi
Ø[FONT="] Thiếu hàng hóa công cộng
Ø[FONT="] Sự gia tăng quyền lực độc quyền
Ø[FONT="] Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư
Ø[FONT="] Chu kì kinh doanh
Ø[FONT="] Thông tin thị trường lệch lạc
Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung làm sáng tỏ những khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh, tác động của nó đến sự phát triển kinh tế và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1013
⬇ Lượt tải: 17