Mã tài liệu: 214043
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 195 Kb
Chuyên mục: Thuế
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế đánh vào tài sản là loại thuế ra đời từ rất sớm trong lịch sử thuế
khoá và có vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của các quốc gia nhất là
các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Xu hướng chung của tất cả các quốc
gia hiện nay là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và
chính sách thuế đánh vào tài sản nói riêng. Việt Nam cũng đang nằm trong
xu hướng chung đó.
Lý luận về về tài sản và thuế đánh vào tài sản ngày càng được hoàn
thiện. Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề cần phải làm sáng tỏ như cơ sở của
việc đánh thuế vào tài sản, các khả năng và hình thức thuế đánh vào tài sản.
Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về kinh tế, khả năng nộp
thuế là tài sản của người dân đã hình thành. Bên cạnh đó, sự hội nhập đầy
đủ và toàn diện vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam đã đặt ra những đòi
hỏi cấp thiết về cải cách chính sách kinh tế, chính sách thuế nói chung và
chính sách thuế đánh vào tài sản nói riêng.
Chính sách thuế và các khoản thu vào tài sản hiện hành ở Việt Nam đã
có những vai trò nhất định trong hệ thống thuế, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét,
chưa đảm bảo được các yêu cầu về bao quát nguồn thu, công bằng xã hội,
hiệu quả quản lý . Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng chính
sách thuế và các khoản thu có tính chất thuế đánh vào tài sản hiện hành của
Việt Nam, đánh giá những ưu điểm, những hạn chế để đưa ra các giải pháp
nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách thuế đánh vào tài sản là rất cần thiết về
mặt lý luận cũng như thực tiễn.
ở Việt Nam, thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu về thuế tài
sản. Đó là 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính: “Mô
hình thuế tài sản ở Việt Nam” năm 1995 do Trần Xuân Thắng làm chủ biên
và đề tài “Nghiên cứu thuế tài sản áp dụng tại Việt Nam trong những năm
tới” năm 2002 do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Quách Đức Pháp làm chủ biên. Các
đề tài này đã nghiên cứu những nội dung về thuế tài sản và đã đưa ra
phương hướng xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việt Nam. Tuy nhiên,
trong phạm vi của mình, các đề tài này chủ yếu tập trung vào các vấn đề
thực tiễn và chỉ ra các khả năng áp dụng trong thực tế phù hợp với điều
kiện cụ thể của Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu mà chưa tập trung phân
tích sâu về lý luận cũng như các giải pháp cụ thể để thực hiện quá trình
hoàn thiện chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam trong dài hạn.
Tính đến thời điểm này, chưa có luận án tiến sĩ kinh tế nào nghiên cứu
về đề tài này.
2
Với các căn cứ nêu trên, đề tài luận án được chọn là “Hoàn thiện
chính sách thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam” đảm bảo được tính cấp
thiết và không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 1398
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16