Mã tài liệu: 125665
Số trang: 115
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam qua hơn mười năm đổi mới, mở cửa đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh luôn là một vấn đề nổi cộm mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đương đầu. Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan không thể xoá bỏ và chính cạnh tranh là một điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đứng trên phương diện người tiêu dùng thì cạnh tranh giúp họ có thể thoả mãn được nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao với một mức giá cả ngày càng phù hợp. Còn đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, là điều kiện để xoá bỏ sự độc quyền trong nền kinh tế, phát huy óc sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới…
Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế đã thoát khỏi những quan hệ kinh tế do Nhà nước chi phối, các doanh nghiệp được phép tồn tại một cách độc lập. Nhưng một mâu thuẫn lớn đặt ra là trong khi Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN, APEC và không bao lâu nữa ra nhập AFTA(2006), WTO thì theo nhận định của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho hội nhập, vẫn quen với sự bảo hộ của Nhà nước. Nếu tình hình này vẫn tiếp tục duy trì thì nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam sẽ rất nghiêm trọng, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Do vậy, vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả đất nước, tận dụng có hiệu quả cơ hội, giảm thiểu những thách thức do hôị nhập mang lại.
Trước tình hình trên, Công ty Austnam luôn đặt ra cho mình mục tiêu là phải nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Để thực hiện mục tiêu đó thì trong những năm trở lại đây Công ty đã đưa ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm duy trì và phát triển thị phẩn ổn định của mình trên thị trường.
Kết cấu đề tài:
Chương I Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II Thực trạng khả năng cạnh tranh và tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Austnam
Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp Austnam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 926
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 911
⬇ Lượt tải: 17