Mã tài liệu: 92664
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file: 286 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống, ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là tham vọng trở thành người đứng đầu mà có thể chỉ là sự thành công trong một lĩnh vực nào đó hay là sự đạt được một mục tiêu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh luôn bị chi phối nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất chính là cạnh tranh. Cạnh tranh luôn gắn với thị trường vì cạnh tranh được hình thành và phát triển trong lòng thị trường.
Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ đạo là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: Quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia. Ngược lại những ngành, lĩnh vực nào có tỷ lệ lợi nhuận thấp thì sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là có sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm một chiều là có thể thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 926
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 910
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 175
⬇ Lượt tải: 11
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16