Mã tài liệu: 119119
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,776 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Thủ đô Hà Nội mới mở rộng(2008), với một diện tích lớn diện tích lớn, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với nền văn hoá lâu đời. Đặc biệt, sau khi sát nhập với Hà Tây, nơi đây trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống nhất cả nước với bề dày phát triển hàng trăm năm đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật, mỹ thuật cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp - TTCN của Thành phố Hà Nội ngày càng đổi mới và đạt được những thành tựu nhất định. Đến năm 2010 Thành phố Hà Nội đã có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% số làng của toàn Thành phố trong đó có 274 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận với 244 làng nghề truyền thống. Quá trình hình thành và phát triển của nghề, làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển CN - TTCN ở nông thôn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố, đời sống của người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển nghề và làng nghề vẫn mang tính tự phát, manh mún và gặp phải không ít những khó khăn như: thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm. Cơ sở hạ tầng các làng nghề nhất là đường giao thông, thông tin liên lạc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, chưa có biện pháp khắc phục.
Để nghề và làng nghề phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững thân thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm có nét văn hoá độc đáo riêng của từng địa phương, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới thì chúng ta cần có những nhận định đúng đắn về hiện trạng phát triển và có kế hoạch, định hướng phát triển rõ ràng cho các làng nghề.
Dựa trên nhu cầu thựa tế và tính cấp thiết của vấn đề, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội” phân tích và nghiên cứu trong bài khoá luận này. Hy vọng bài khoá luận của em có thể đóng góp một phần nhở cho sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề
Chương 2: Đánh giá thực trạng nghề, làng nghề thành phố hà nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố hà nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 2383
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 17
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 857
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 16