Mã tài liệu: 85769
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,964 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Môi trường sinh thái đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trở thành thách thức đối với toàn cầu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu là quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng sâu sắc, tạo ra cho loài người những thách thức trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường hay đầu tư để bảo vệ môi trường mà bỏ qua tăng trưởng kinh tế, đây là hai quan điểm phát triển đối lập nhau. Cả hai mô hình này đều tồn tại những hạn chế rất lớn và không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, để phát triển bền vững cần đồng thời tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý môi trường là cần tiến hành quản lý môi trường như thế nào để đảm bảo kinh tế vẫn tăng trưởng cao.
Công cụ kinh tế, công cụ mệnh lệnh kiểm soát và các biện pháp giáo dục môi trường nằm trong hệ thống công cụ của quản lý môi trường. Trên thế giới, cùng với các công cụ mang tính mệnh lệnh bắt buộc thì các công cụ kinh tế cũng đã được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, do đó phải đối mặt với những thách thức lớn về bảo vệ môi trường. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo đó là những tổn hại về môi trường. Các chất thải ngày càng tăng lên cả về khối lượng và mức độ nguy hại. Tình trạng này ở các thành phố lại càng đáng báo động. Nồng độ các chất độc hại có trong đất, nước, không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Thành phố Hà Nội với vị thế là thủ đô của cả nước cũng không tránh được những hệ quả về suy thoái môi trường do các hoạt động sinh sống, hoạt động sản xuất công nghiệp,…Do đó cần thiết phải tiến hành quản lý môi trường bằng các biện pháp kinh tế bởi các công cụ kinh tế tiếp cận môi trường linh hoạt, hiệu quả và kinh tế, nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi trường.
Hiện tại Hà Nội đã bước đầu áp dụng các công cụ kinh tế và thu được những kết quả nhất định.
Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong ba chương:
CHƯƠNG I: Lý luận chung về quản lý môi trường và quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế
CHƯƠNG II: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 2384
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 857
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 17
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 18