Mã tài liệu: 33727
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 860 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt đối với Nông nghiệp Nông thôn đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển nhanh chóng hình thành và Phát triển kinh tế trang trại. Sự hình thành kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong các bộ phận dân cư, mở mang thêm diện tích trồng trọt đặc biệt là đối với những vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm sản lượng nông sản hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng nông sản đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt là trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập nền kinh tế với thế giới và khu vực.
Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế trang trại, trong đó các điều kiện về nguồn lực tự nhiên như đất đai, khí hậu thời tiết và các điều kiện về nguồn lực xã hội như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, yếu tố thị trường (Hà Tây là cửa ngõ của Thủ đô có thị trường Hà Nội rộng lớn) là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Kinh tế trang trại ở Hà Tây mặc dù mới trở lại hình thành và phát triển song đã có những bước phát triển nhanh mạnh cả về chất và lượng đặc biệt là kể từ năm 1995 trở lại đây. Tuy nhiên phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây trước mắt và lâu dài còn có 1 số vấn đề cần giải quyết sau đây: quy mô trang trại nhỏ, sản xuất chủ yếu là theo kiểu tự cung tự cấp, mang nặng tính tự phân, trình độ kỹ thuật, quản lý và kiến thức về thị trường của các chủ trang trại còn thấp, bên cạnh đó mặc dù nhà nước, tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNN) đã có nhiều chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển song chưa có được một hệ thống các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại hoàn chỉnh, bộ máy hành chính còn cồng kềnh gây thêm nhiều phiền toái khó khăn cho các chủ trang trại do đó hiệu quả sử dụng đất, vốn và năng suất lao động trong các trang trại thực chất là còn thấp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 1199
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 2385
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 17
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 866
⬇ Lượt tải: 16