Mã tài liệu: 73230
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file: 172 Kb
Chuyên mục: Thời trang
gười tham gia tố tụng là người có quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự, họ tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ có liên quan đến hành vi phạm tội.
Trên thực tế xét xử vụ án hình sự tại toà án là giai đoạn quan trọng nhất của tố tụng hình sự, nơi phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc nhất bản chất của một nền công lý, trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì xét xử sơ thẩm là giai đoạn tố tụng mở đầu cho toàn bộ hoạt động xét xử ( sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm ). Tại phiên toà xét xử sơ thẩm mọi hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, viện kiểm soát trong giai đoạn điều tra, truy tố được kiểm tra xem xét công khai, toàn diện và toà án ra một bản án khẳng định bị cáo có tội hoặc không có tội, hình phạt mà toà án áp dụng với bị cáo là tội gì, đồng thời toà án áp dụng những biện pháp tư pháp cũng như việc toà án buộc bị cáo và những người có lên quan phải bồi thường thiệt hại cho ngưòi bị hại hoặc người có quuyền lợi liên quan đén vụ án. Chính vì vậy, xuất phát từ tính chất của xét xử vụ án tố tụng hình sự mà người việc tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm của những ngưòi tham gia tố tụng phiên toà là những thành phần không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, phiên toà tố tụng hình sự chỉ có thể được xét xử khi có những người tham gia tố tụng.
Xét xử sơ thẩm được xác định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do cơ quan điều tra, truy tố thu nhập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai toàn diện tại phiên toà, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận, được chất vấn những điều mà tại cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện. Tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên toà được thực hiện một cách công khai đầy đủ nhất, những lo âu của bị cáo, người bị hại và của những người tham gia tố tụng khác đều được giải toả vì vậy quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tham phiên toà phải được đảm bảo thực hiện nhằm tìm ra sự thật của vụ án, xét xử đúng người đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Theo quy định tại chương III Bộ luật tố tụng hình sự: thì người tham tố tụng hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm bao gồm: Bị cáo; người bào chữa; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch.
Với những quy định của pháp luật về việc tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm của những người tham gia tố tụng được quy định cụ thể trong bộ luật tố tụng hình sự và ở các văn bản pháp luật khác. Thực tiễn áp dụng những quy định này tại toà án địa phương cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng những quy định này ở toà án địa phương có phần cụ thể và linh hoạt hơn, vì thực tế cho thấy không phải tất cả những người tham gia tố tụng đều phải có mặt tại phiên toà mà còn tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý của họ. Do tính chất và phạm vi xét xử sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên của tố tụng nên nhìn chung người được triệu tập đến phiên toà sơ thẩm thường nhiều hơn so với phiên toà phúc thẩm. Hơn nữa việc áp dụng những quy định trên ở toà án địa phương còn tuỳ thuộc vào từng vụ án cụ thể của từng địa phương. Với đề tài những quy định của pháp luật về việc tham gia phiên toà sơ thẩm của những người tham gia tố tụng và thực tiễn áp dụng những quy định này tại toà án địa phương, trong quá trình phân tích em xin được đưa ra một số vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn của những quy định này. Trong khuôn khổ nội dung bài viết, dựa vào các quy định của BLTTHS, và các văn bản hướng dẫn thi hành đối chiếu với thực tiễn xét xử sơ thẩm của những người tham gia tố tụng, đồng thời đưa ra một số ý kiến còn vướng mắc và phương hướng hoàn thiện .
Với những quy định của pháp luật về việc tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm của những người tham gia tố tụng được quy định tại chương V của bộ luật tố tụng hình sự ,và để thực hiện tốt nghị quyết 08/ NQ – TW của bộ chính trị đảm bảo các phiên toà hình sự phải được tiến hành trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của bộ luật tố tụng hình sự, vì vậy đòi hỏi các vụ án cấp sơ thẩm cũng như toà án cấp phúc thẩm phải xác định đúng tư cách của người tham gia tố tụng, giải thích cho họ biết đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà và tạo điều kiện đảm bảo cho họ thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp .Trong thành phần tham gia tố tụng, có người tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có người tham gia tố tụng để giúp đỡ những người có quyền và lợi ích hợp pháp và có người tham gia tố tụng chỉ nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án. Vì vậy người tham gia tố tụng có thể có chia thành ba nhóm, tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý của họ mà BLTTHS quy định.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Chương II: Những người tham gia tố tụng để giúp đỡ người có quyền và lợi ích hợp pháp
Chương III: Những người tham gia tố tụng nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2210
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 7167
⬇ Lượt tải: 99
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 220
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 1012
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 939
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 212
👁 Lượt xem: 1084
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1818
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17