Mã tài liệu: 87732
Số trang: 219
Định dạng: docx
Dung lượng file: 560 Kb
Chuyên mục: Thời trang
Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ bộ máy nhà nước, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Điều đó, được phản ảnh trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) qua các kỳ Đại hội. Thực hiện chủ trương của Đảng những năm qua trên thực tế, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân (TAND) đã được tiến hành khá nhiều lần trong lịch sử lập pháp nước ta. Nhất là từ sau Hiến pháp 1992 Luật tổ chức TAND đã được Quốc hội liên tục sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Thông qua việc sửa đổi bổ sung, đó mà TAND từng bước được nâng cao về vị trí, cùng với các cơ quan trong hệ thống các cơ quan Tư pháp. Tại Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN khóa IX đã khẳng định:
Trong những năm qua... công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới, phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ... [20, tr. 1].
Tuy nhiên, so với nhiệm vụ đổi mới hoạt động lập pháp và nhiệm vụ cải cách hành chính thì tiến độ thực hiện đổi mới trên lĩnh vực tư pháp còn chậm và kết quả chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng xét xử của TAND các cấp đã có thời gian còn để tình trạng oan, sai, tồn động kéo dài, tổ chức bộ máy TAND các cấp chậm được đổi mới, đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ Thẩm phán vừa thiếu về số lượng vừa yếu về trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xét xử. Điều đó được phản ảnh trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN khóa IX như sau: "... Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp" [20, tr. 2].
Do vậy, công tác tư pháp trong thời gian tới phải có những biến chuyển mạnh mẽ, trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND là một khâu quan trọng.
Để đáp ứng yêu cầu đó Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, tại kỳ họp thứ 10. Trên cơ sở đó Luật tổ chức TAND đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02/4/2002, so với Luật tổ chức TAND năm 1992 đã có những đổi mới nhất định như: về cơ cấu của TANDTC đã bỏ ủy ban Thẩm phán TANDTC thay đổi về thành phần và số lượng Hội đồng Thẩm phán TANDTC và ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, giao TAND địa phương cho TANDTC quản lý...
Tuy nhiên, sự thay đổi trên cũng mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề nhất định. Những vấn đề rất cơ bản như thẩm quyền của Tòa án (TA) các cấp, về cơ cấu tổ chức bộ máy của TAND như thế nào cho hợp lý, về các biện pháp bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND... chưa được xem xét đầy đủ, và ngay cả các vấn đề đã sửa đổi cũng chỉ mới dừng lại ở tính chung nhất, làm cho việc nhận thức và thực hiện gặp khó khăn như: vấn đề quản lý TA địa phương kết hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân (HĐND) địa phương như thế nào, và kết hợp đến đâu, việc bỏ ủy ban Thẩm phán TANDTC, vậy tổ chức hoạt động của Hội đồng Thẩm phán TANDTC như thế nào để có hiệu quả, và để không còn án tồn đọng...
Do vậy, mặc dù đã có những đổi mới nhất định trong tổ chức và hoạt động của TAND thông qua Luật tổ chức TAND năm 2002, nhưng chưa thể nói tổ chức và hoạt động của TAND hiện nay đã được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp theo các mục tiêu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Hàng loạt vấn đề lý luận, thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND ở nước ta vẫn đang tiếp tục được đặt ra và cần giải đáp. Nên việc nghiên cứu lĩnh vực đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta hiện nay vẫn là yêu cầu đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Kết cấu luận án là:
Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung
Chương 2:Thực trạng về tổ chức và hoạt động
Chương 3:Những nội dung cơ bản về đổi mới tổ chức
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 942
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 12774
⬇ Lượt tải: 100
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 2026
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 221
👁 Lượt xem: 1124
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1018
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 912
⬇ Lượt tải: 16