Mã tài liệu: 277721
Số trang: 86
Định dạng: zip
Dung lượng file: 483 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 8
1. Định hướng mục tiêu tiến trình hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước 8
2. Tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt nam trong thời gian qua 10
2.1. Vài nét về quá trình hội nhập của Việt nam 10
2.2. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết gia nhập WTO, cam kết theo AFTA và những cam kết cụ thể của Việt nam liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng 12
2.2.1. Hiệp định thương mại Việt Mỹ 12
2.2.2. Các cam kết cơ bản khi gia nhập WTO 16
2.2.3. Các cam kết theo AFTA 18
3. Mục tiêu và phương châm của các ngân hàng trong quá trình hội nhập 18
3.1. Mục tiêu 18
3.2. Phương châm 19
4. Cơ hội và thách thức của ngân hàng trong quá trình hội nhập 19
4.1. Cơ hội 19
4.2. Thách thức 22
4.2.1. Thị trường tài chính Việt Nam còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. 22
4.2.2. Việt Nam vẫn còn tụt hậu về thể chế thị trường, hệ thống pháp luật kém minh bạch và tính thực thi kém 23
4.2.3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém 25
4.2.4. Hệ thống tài chính Việt Nam với các ngân hàng thương mại
quốc doanh là chủ đạo 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 30
1. Vài nét về hệ thống ngân hàng Việt Nam và đánh giá chung về hoạt động trong tiến trình hội nhập quốc tế 30
1.1. Ngân hàng Nhà nước 30
1.2. Ngân hàng thương mại 32
2. Đánh giá chung về hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 33
3. Thực trạng những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành ngân hàng Việt nam 40
3.1 Tác động tới hệ thống pháp luật có liên quan. 40
3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản không còn phù hợp. 40
3.1.2. Xây dựng các văn bản luật chưa có 54
3.2. Tác động đến môi trường kinh doanh 56
3.3. Tác động đến tư duy kinh doanh và chiến lược kinh doanh. 58
3.4. Tác động tới công nghệ ngân hàng 62
3.5. Tác động tới vấn đề quản lý nhân sự của ngân hàng 64
3.6. Tác động tới vấn đề cơ cấu lại NHTM 65
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 68
1. Giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước 68
1.1. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mới 68
1.2. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bù trừ 69
1.3. Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng 69
1.4. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN 70
2. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 71
2.1. Nhóm giải pháp thị trường 71
2.1.1. Về sản phẩm ngân hàng 71
2.1.2. Giải pháp về giá cả và dịch vụ 75
2.1.3. Các giải pháp xúc tiến 76
2.1.4. Giải pháp cho hệ thống phân phối 76
2.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh 77
2.2.1. Xây dựng tôn chỉ hay quy ước chung của từng ngân hàng 77
2.2.2. Ban hành và áp dụng các phương thức tiên tiến phù hợp về quản trị và điều hành 78
2.2.3. Thay đổi mô hình tổ chức của ngân hàng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới 79
2.2.4. Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh 80
2.3. Giải pháp chung về công nghệ 80
2.3.1. Các giải pháp 80
2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện 83
2.4. Giải pháp chung về con người 84
2.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại 85
2.6. Đổi mới hoạt động kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ 86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
LỜI NÓI ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như WTO, EU, APEC, NAFTA, thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả lĩnh vực sản xuất dịch vụ, tài chính đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường với các hình thức và mức độ đa dạng khác nhau.
Toàn cầu hoá tạo ra mối quan hệ gắn bó, sự tuỳ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại dịch vụ đầu tư, toàn cầu hóa tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có một quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không muốn tự cô lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu.
Gắn liền với xu thế vận động chung của thế giới, Việt Nam cũng đang thực hiện chuyển đổi cơ chế chính sách và thực hiện mở rộng các mối quan hệ kinh tế với thế giới bên ngoài theo đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng như đã nêu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu nên không thể một sớm một chiều thích nghi dễ dàng với những thách thức khi tiến hành hội nhập quốc tế. Thực tiễn cho thấy, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, song tiến trình tự do hoá đầu tư dịch vụ thương mại và đặc biệt là tài chính ngân hàng phải được tiến hành với những bước đi phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, phải tiến hành phát huy nội lực và nâng cao năng lực quản lý, phải thực hiện nhiều quá trình tự cải cách hoàn thiện nâng cao sức cạnh tranh của mọi ngành mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội Đảng đề ra, đồng thời nhận thức rõ xu thế của thời đại, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng tiến hành những cải cách cần thiết: đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu lại tình hình tài chính, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, tạo sức mạnh về vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn hệ thống tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế.
Tuy được đánh giá là một trong những ngành năng động nhất trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng ngành ngân hàng còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ: Thực trạng tài chính yếu, vốn Nhà nước cấp nhỏ, mô hình tổ chức truyền thống chưa thực sự hướng tới khách hàng...
Đề tài: “Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng Việt Nam” là một nghiên cứu nhỏ của riêng cá nhân tôi về mặt lý luận và thực tiễn với hy vọng sẽ trở thành một đóng góp cho quá trình cải tổ và hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Khoá luận bao gồm 3 chương, chuơng 1 “Tiến trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam và những cơ hội thách thức đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng” giới thiệu khái quát về những hướng đi cụ thể trong tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, chương 2 đi sâu phân tích về những tác động của hội nhập tới ngành ngân hàng, và chương 3 “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam” đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm đưa ngân hàng Việt Nam tiến nhanh và tiến kịp với hội nhập quốc tế.
Khoá luận có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng và trích dẫn một số quan điểm của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu, các bảng biểu và số liệu để minh hoạ.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận bao gồm các vấn đề liên quan đến lý luận về xu hướng toàn cầu hoá, hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lý thuyết về tài chính tiền tệ... Đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như năng lực của bản thân còn hạn chế cho nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường đại học Ngoại Thương, những người đã nâng đỡ, dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt những năm học qua, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Trần Trung Dũng, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận, và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàng Ngoại thương Trung ương đã hỗ trợ tôi trong việc cung cấp tài liệu.
Hà nội, ngày 17 tháng 11 năm 2003
Sinh viên thực hiện
Trần thị Thu Hà
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 17