Mã tài liệu: 69172
Số trang: 107
Định dạng: docx
Dung lượng file: 478 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Với chủ trương xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã khẳng định sự tồn tại tất yếu của các thành phần kinh tế. Nhờ đó, kinh tế hộ sản xuất thực sự có điều kiện để phát huy lợi thế của mình trong cơ chế mới. Với đặc điểm hoạt động linh hoạt, có tính chủ động cao, không đòi hỏi nhiều vốn, khả năng hoàn trả vốn nhanh nhạy và thích ứng với cơ chế thị trường, kinh tế hộ sản xuất đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Với vai trò và vị trí quan trọng của kinh tế hộ sản xuất, đòi hỏi phải có một cơ chế và chính sách quản lý thích hợp nhằm tạo điều kiện cho khu vực này phát huy được những tiềm năng và thế mạnh của mình.
Xuất phát từ thực tế khách quan về vốn cho phát triển kinh tế hộ sản xuất, dựa trên Nghị định 14/CP của Chính phủ “Quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển kinh tế nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nông thôn”. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã chuyển hướng về địa bàn nông thôn, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước, cho vay các thành phần kinh tế trọng tâm là kinh tế hộ góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nông dân. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã trở thành người bạn đồng hành và là cánh tay đắc lực của người lao động là chiếc cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành Hà Nội, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, có khả năng tiềm năng để phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện. Thực hiện tốt định hướng của ngành, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì đã bám sát các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện đã chủ động đầu tư vốn, góp phần triển khai thành công các chương trình phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngân hàng đã không ngừng gia tăng nguồn vốn bằng nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu vốn của kinh tế hộ sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì cũng còn gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận đề tài chia làm 3 chương chính.
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kimh tế hộ sản xuất.
Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
Chương III: Phương hướng và giải pháp huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 123
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16