Mã tài liệu: 70502
Số trang: 51
Định dạng: docx
Dung lượng file: 213 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
“Trong mười ngày của tháng 7, Chính phủ Việt Nam làm được nhiều hơn những gì họ làm 10 năm trước trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Câu nói đầy kiêu hãnh của giới báo chí Mỹ vang lên đã chạm đến lòng tự ái của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Hiệp định thương mại Việt Mỹ ( ký kết ngày 13/7/2001 và chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001) đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội, tạo đà cho Việt Nam nhanh chóng gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nếu không kể đến việc các nhà làm luật Việt Nam phải từng bước thay đổi những quy định sao cho phù hợp với nguyên tắc trong Hiệp định, sự nhượng bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi phải chia chiếc bánh thị phần cho các ngân hàng Mỹ thì Hiệp định là bước thắng lợi ban đầu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hoà nhập với nền tài chính quốc tế. Nhưng thách thức dường như nhiều hơn khi người ta chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt của Hiệp định .Trên thực tế khó khăn còn rất nhiều.
Hai nguyên tắc đối xử “ tối huệ quốc và đối xử quốc gia” như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn hiệp định đã dần dỡ bỏ cái vỏ bọc bên ngoài mà các ngân hàng thương mại quốc doanh được hưởng. Sớm hay muộn các ngân hàng này cũng phải tìm cách tự cách tự khẳng định vị thế của mình. Vì thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển là điều tất yếu.
Thông thường người ta chỉ thấy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá với nhau nhưng trên thực tế các ngân hàng thương mại - một loại hình doanh nghiệp đặc biệt - đang cạnh tranh rất gay gắt. Trong từng môi trường khác nhau thì cạnh tranh cũng khác nhau. Với mong muốn và mục đích tìm hiểu sâu hơn về hiệp định cũng như tác động của nó đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng đầu tư phát triển nói riêng, đề tài ngiên cứu được chọn là:
“ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong tiến trình thực thi Hiệp định thương mại Việt Mỹ.”
Kết cấu của đề tài gồm 4 chương :
Chương I: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực thi Hiệp định thương mại Việt Mỹ và yêu cầu đặt ra đối với Hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chương III: Thực trạng cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Chương IV: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHĐT&PTVN trong tiến trình thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 122
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16