Mã tài liệu: 61808
Số trang: 72
Định dạng: docx
Dung lượng file: 328 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế hộ sản xuất là sự trợ giúp về vốn của các Ngân hàng thương mại. Với tư cách là người bạn đông hành của Nông nghiệp và nông thôn, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam với tên gọi đó đã nói lên chức năng và nhiệm vụ cơ bản và lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với nhiệm vụ chủ yếu cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp đã hướng dẫn cụ thể bằng các văn bản: Quy định 499A/ NHNo –1993 về nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, Quyết định 180/QĐ- HĐQT 1998 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng, công văn 791/NHNo-06/1999 về việc thực hiện một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, nghị quyết liên tịch 2308/NQLT/1999 giữa Trung ương hội nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam về việc thực hiện một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Quyết định 06/QĐ-HĐQT 2001 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng. Thực tế qua gần 20 năm kể từ ngày thành lập càng chứng minh điều đó. Khách hàng vay và tổng dư nợ của hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng quá nửa của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam với các chi nhánh của mình đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ sản xuất góp phần tạo công ăn việc làm giúp người dân làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình. Tuy nhiên công tác cho vay hộ sản xuất có tính chất phức tạp như món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng, chế độ tín dụng ban hành còn chưa đồng bộ chưa ăn khớp với các chính sách Nông nghiệp – Nông thôn, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo… nên việc cho vay hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì các lý do đó nên hiện nay nhiều chi nhánh NHNo& PTNT gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng của lĩnh vực này. Điều đó đòi hỏi mọi cơ chế, quy định, thể lệ chế độ cho vay hộ sản xuất cần phải cụ thể hoá và phù hợp thực tiễn, đảm bảo đơn giản gọn nhẹ xong phải an toàn vốn, dễ hiểu, dễ thực hiện xong phải đảm bảo tính pháp lý. Cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng cần phải được trang bị kiến thức đầy đủ, thông thạo các nghiệp vụ cụ thể trong quá trình thẩm định, giải ngân, kiểm tra, xử lý thu hồi nợ… ngoài ra cán bộ tín dụng, kế toán, thủ quỹ đến người lãnh đạo phải am hiểu tình hình xã hội, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề, cán bộ NHNo phải hểu, thực hiện đầy đủ và đúng quy định cho vay theo quy định tại quyết định số 72/QĐ - HĐQT – TĐ ngày 31/3/2002 của chủ tịch HĐQT - NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời có sự đồng trách nhiệm, có sự phối kết hợp chặt chẽ mới có thể đảm bảo cho khoản vay có hiệu quả, an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất
Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phúc thọ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 97
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 17