Mã tài liệu: 252863
Số trang: 59
Định dạng: doc
Dung lượng file: 376 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN –
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là một phương thức chủ yếu và là xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay. Trong xu thế này, sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới nói chung và các thành phần trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng cường các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khu vực. Bởi vậy xu thế này đang chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở các biện pháp mở cửa thị trường, tự do hoá nền kinh tế của một quốc gia hoặc việc tham gia của quốc gia này vào các cam kết thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại song phương (giữa hai nước với nhau), khu vực (tham gia vào một tổ chức hợp tác giữa các nước trong cùng một khu vực địa lý như khu vực Đông Nam á – ASEAN ), đa phương ở phạm vi toàn cầu như tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO. Mục tiêu bao trùm, lớn nhất và nhất quán của việc hội nhập kinh tế quốc tế, dù ở cấp độ đơn phương của một quốc gia hay tham gia các định chế khu vực và toàn cầu đều hướng tới việc tự do hoá thương mại, đầu tư ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới.
Nắm bắt được xu thế khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới, Việt Nam đã tiến hành các chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và cải cách nền kinh tế. Đối với nước ta, Đảng đã khẳng định: "Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Điều này chứng tỏ rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những quan điểm chiến lược, là con đường tất yếu đất nước phải trải qua để tiến nhanh trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại, là con đường cả nước ta phải chủ động bước vào với quyết tâm chính trị cao nhất. Bởi hội nhập kinh tế đặt các quốc gia, các nền kinh tế vào tình huống phải vận động, phải năng động, đây vừa thách thức và cũng là thời cơ lớn, nếu không tận dụng được thì đất nước tiếp tục lạc hậu, đói nghèo. Do vậy, tất yếu đòi hỏi Việt Nam phải xử lý thành công mọi thách thức và nắm lấy mọi cơ hội trên con đường hội nhập vào xu thế vận động của kinh tế thế giới ngày nay.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế chung trên toàn cầu, một thị trường thế giới chung. Quá trình này vận động trên nền tảng của nền kinh tế tự do cạnh tranh. Tự do cạnh tranh càng phát triển, thì thị trường của nền kinh tế thế giới càng rộng, càng tự do. Thị trường càng rộng, càng thông thoáng thì những nước mạnh về vỗn, giàu kinh nghiệm quản lý, nhạy bén trong việc vận dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến càng có nhiều lợi thế, phần bất lợi thuộc về những nước đang phát triển, yếu về vốn, hạn chế về kinh nghiệm quản lý và nhất là không tận dụng được những lợi thế do toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ mang lại.
Đối với các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra không ít thách thức phải vượt qua. Những nước phát triển và các tập đoàn kinh tế của họ đang chi phối quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển. Hố ngăn cách giữa nước giàu với nước nghèo, giữa người giàu và người nghèo có nguy cơ ngày càng sâu rộng; giá trị bản sắc văn hoá dân tộc ngày càng bị xói mòn; tính phụ thuộc một chiều của các nước nghèo vào các nước giàu ngày càng gia tăng nếu quốc gia đó không phát huy được hiệu quả nội lực và tận dụng tốt các nguồn lực bên ngoài, .v.v
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 122
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17