Mã tài liệu: 126654
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.168 km, miền núi gần 8000 km, dân số gần 4 triệu người, có 27 huyện, thị xã, thành phố với 636 xã phường , thị trấn, trong đó có 11 huyện 220 xã miền núi, có 120 xã vùng cao nhưng mới chỉ có 102 xã được thực hiện chính sách xã đặc biệt khó khăn. Dân số miền núi hơn 1 triệu người, trong đó 60 vạn người là đồng bào các dân tộc ít người. Tỉnh có 102 km bờ biển, 192 km đường biên giới với nước bạn Lào, có 3 vùng sinh thái đặc trưng : Đồng bằng, ven biển và miền núi.
Với điều kiện tự nhiên phức tạp như trên đã cho thấy sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Hầu hết đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thanh Hoá cư trú ở vùng ca, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển. Cuộc sống đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất. Nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, cơ sở hạ tầng sơ sài, giao thông đi lai khó khăn, nhiều vùng chưa có đường ô tô đến xã, chưa có trạm phủ song truyền hình, thông tin báo chí đến chậm. Nhìn chung, đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chưa hoà nhập được vớI các dân tộc trong cộng đồng.
Từ những điều trên càng khẳng định các chính sách chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ra đời là đúng và đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các xã đặc biệt khó khăn hiện nay. Chương trình 135 ra đời cũng nhằm mục đích như thế. Chương trình 135 ra đời với những mục tiêu và nhiệm vụ sau 7 năm đầu giai đoạn I ( 1999-2005 ) và năm đầu giai đoạn II ( 2006-2010 ) thực hiện đã đạt được một số kết quả ban đầu làm giảm bớt số hộ nghèo , đã nâng cao được mức thu nhập bình quân đầu ngườI ở một số dân tộc, nâng cao một bước trách nhiệm của các cấp các ngành đối với đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vúng xa đang gặp nhiều khó khăn.
Trong chương trình 135, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thanh Hoá.
Qua một thời gian thực hiện, cơ sở hạ tầng ở các xã này đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng cũng có những tồn tạI hạn chế nhất định. Với mục đích xem xét tác động của cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thanh Hoá, em đã chọn đề tài “Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 tại tỉnh Thanh Hoá”.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 tại tỉnh Thanh Hoá.
Chương II: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 tại tỉnh Thanh Hoá.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 3524
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16