Mã tài liệu: 54355
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 387 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Sau hơn 10 năm chuyển sang kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Chúng ta đã từng bước có được nền kinh tế mở, hợp tác đa phương và phát triển mạnh sản xuất trong nước. Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, tích luỹ trong xã hội ngày càng tăng và tăng trưởng kinh tế cao.
Ngân hàng và các doanh nghiệp chính là hai nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế đã đóng góp cho sự thành công đó. Doanh nghiệp với sự tài trợ của ngân hàng đã không ngừng mở rộng sản xuất, cung ứng khối lượng hàng hoá lớn cho thị trường trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, các việc làm được tạo ra đã giải quyết được một phần lớn sức ép về lao động đang ngày càng nặng nề trong xã hội. Tuy vậy, cùng với những kết quả đáng mừng thu được sau 10 năm đổi mới, chúng ta nhận thấy những khó khăn mới nảy sinh, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên hữu quan để giải quyết vấn đề.
Các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá . Trong những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, chúng ta phải thừa nhận một nguyên nhân rất căn bản là chất lượng sản phẩm làm ra của doanh nghiệp là thấp so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài .
Theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trường, thiết bị sản xuất của chúng ta lạc hậu trung bình là 30 năm so với các thiết bị sản xuất trên thế giới. Hậu quả tất yếu là các doanh nghiệp trong nước không thể giữ được thế chủ động trong vấn đề chất lượng sản phẩm, một vũ khí cạnh tranh có thể được coi là rất mạnh trong thời đại ngày nay. Vấn đề này đã được nhiều doanh nghiệp nhận thức ra, nhưng một trở lực lớn cho họ chính là vấn đề tài chính. Thiếu tài chính khiến họ bị bó buộc , những chiến lược phát triển kinh doanh không thể đưa vào triển khai.
Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn, chúng ta sẽ phải trải qua một giai đoạn đổ vỡ hàng loạt của các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, tình trạng ứ đọng vốn do không tìm được dự án tốt để đầu tư, tình trạng tài chính thiếu lành mạnh do suy thoái kinh tế và sút giảm kinh doanh của doanh nghiệp đang đẩy ngân hàng vào giai đoạn khó khăn. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, quy mô của ngân hàng sẽ dần dần bị thu hẹp, khó có cơ hội phát triển. Nếu ngân hàng có được biện pháp thích hợp, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ kéo theo sự phồn vinh của ngân hàng, và đó cũng là sự đảm bảo vững chắc nhất cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng.
Có thể nói, trong thời gian qua, ngân hàng và doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng của Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tháo gỡ vấn đề. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa dúng như mong đợi.
Làm thế nào để tháo gỡ cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng đang là câu hỏi mở. Một trong số biện pháp đó, mở rộng tín dụng cho đầu tư đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp có thể được xem là chìa khoá cho việc giải quyết thách thức này.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương :
Chương I : Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình đổi mới và phát triển công nghệ.
Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng đổi mới công nghệ tại NHCT Đống Đa .
Chương III : Các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ đổi mới và phát triển công nghệ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 175
⬇ Lượt tải: 16