Mã tài liệu: 27902
Số trang: 75
Định dạng: docx
Dung lượng file: 296 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy hoạt động xuất khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Hoạt động xuất khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn việc làm cho người dân, hoạt động xuất khẩu làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về trình độ công nghệ và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, tăng năng suất lao động mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Việt Nam với xuất phát điểm từ một nền kinh tế lạc hậu và yếu kém. Khi chuyển sang xây dựng cơ chế thị trường thì việc mở rộng buôn bán, quan hệ với nước ngoài là rất cần thiết. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo hướng “mở cửa” nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước trên thế giới, phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vủa nhà nước. Chính vì vậy mà hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong toàn bộ nền kinh tế.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn như vậy thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình suất xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, vốn tự có của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Xuất phát từ thực tế này và để đạt được mục tiêu của Đảng và Nhà Nước đề ra thì cần có sự đầu tư, hỗ trợ vốn từ Ngân hàng thương mại (NHTM), và không nằm ngoài điều đó Ngân hàng công thương (NHCT) cũng đã là một Ngân hàng hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực xuất khẩu của nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách tiền tệ trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế. Do vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương trong việc tài trợ tín dụng đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng trở nên phong phú,đa dạng và đòi hỏi phải được nghiên cứu hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tín dụng xuất khẩu của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XK tại chi nhánh NHCT Đống đa.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng tài trợ XK tại chi nhánh NHCT Đống Đa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 97
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 144
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 17