Mã tài liệu: 121177
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file: 623 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Hoà trong dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cạnh tranh kinh tế khốc liệt trong khu vực cũng như trên toàn cầu, với xuất phát điểm là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp, Việt Nam đã, đang và phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thủ đô Hà Nội, với vị trí là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế của cả nước, cũng đang cùng với cả nước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhịp độ cao. Trong hơn ba thập kỉ qua, Hà Nội thực sự đã phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội. Nền kinh tế của thủ đô Hà Nội đạt mức tăng trưởng cao và đều khắp ở các ngành, các lĩnh vực, tình hình chính trị ổn định, nền văn hoá được nâng cao rõ rệt, xã hội có những bước cải tiến sâu sắc về nhiều mặt.
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực mà đô thị hoá và công nghiệp hoá đem lại thì chính đây lại là nguyên nhân gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường... bao gồm cả môi trường đất, nước, không khí. Trong những năm qua, trên địa bàn Hà Nội luôn tồn tại tình trạng hàng loạt ao hồ nội thành cùng với hệ thống sông chảy trong lòng Thành phố bị rác thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào; sinh vật, đặc biệt là cá sống trong môi trường đó thì bị chết hàng loạt. Rồi mỗi khi mùa mưa tới, người dân nội thành lại lo sợ không biết năm nay có bị ngập hay không?... Đi sâu và tìm hiểu, người ta thấy ngoài chức năng là cảnh quan du lịch, điều hoà khí hậu thì hầu như môi trường nước mặt tại thành phố Hà Nội chỉ còn có chức năng chứa và thoát nước mưa, nước thải cho Thành phố. Hơn nữa, khi càng đẩy mạnh việc phát triển kinh tế và dân số ngày càng tăng thì lượng nước thải ngày càng nhiều, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm. Trong khi đó việc xử lý nước lại chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó.
Kết cấu của luận văn.
Với nội dung đã nêu, trong luận văn tôi xin trình bày thành các phần sau:
Chương I: Thực trạng hệ thống thoát nước ở nội thành Hà Nội.
Chương II: Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở nội thành Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 21
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16