Mã tài liệu: 43751
Số trang: 140
Định dạng: docx
Dung lượng file: 820 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Lao động là nguồn lực quyết định đối với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi vùng miền, mọi quốc gia. Nguồn lao động là một nguồn lực đặc biệt, bởi lao động không chỉ quyết định cho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề con người - xã hội. Vì thế, nâng cao chất lượng nguồn lao động không những là mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu xã hội vô cùng quan trọng.
Lao động Việt Nam nói chung và lao động Đà Nẵng nói riêng đã, đang và luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trong hoạch định kế hoạch, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với nước ta đang trong quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm cấp thiết của mọi cấp l•nh đạo, quản lý; mọi ngành, lĩnh vực kinh tế; mọi vùng, miền, địa phương.
Cũng như các địa phương khác, Đà Nẵng là một thành phố có số lượng lao động tương đối dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, lao động Đà Nẵng vẫn được đào tạo, nâng cao chất lượng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đây cũng chính là sự thiếu gắn kết giữa nâng cao chất lượng nguồn lao động với phát triển kinh tế - xã hội.
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm, là vùng kinh tế năng động và trọng điểm của miền trung, chất lượng nguồn lao động ở Đà Nẵng vừa mang sắc thái chung của cả nước, vừa mang tính đặc thù riêng với “những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tương xứng”. Đà Nẵng có yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội rất cao, giá như có một đội ngũ lao động có chất lượng tương xứng, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố thì sự phát triển sẽ tăng lên so với thực tại.
Chính vì những lẽ trên mà việc “Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng” là một đề tài mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do mà bản thân tôi chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Chương 1
Một số vấn đề cơ bản về nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động
Chương 2
Thực trạng chất lượng nguồn lao động
Chương 3
Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 161
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 17