Mã tài liệu: 70569
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file: 50 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Bước sang thế kỉ 21, cả nước ta đã, đang tiến hành thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến tới mục tiêu trở thành nước cơ bản về công nghiệp vào năm 2010. Bên cạnh việc từng bước trang bị những công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyển từ lao động thủ công giản đơn sang lao động có đòi hỏi hàm lượng chất xám và chất lượng cao hơn hình thành những ngành sản xuất trình độ cao thì nền kinh tế nước ta vẫn tồn tại một số ngành sử dụng người lao động thủ công có tay nghề khéo léo mà không có một máy móc hiện đại nào có thể thay thế được. Bởi những sản phẩm của ngành này có yêu cầu về tính nghệ thuật cao đòi hỏi người lao động có trình độ thẩm mỹ, sự sáng tạo cũng như sự bền bỉ, tỉ mỉ, cẩn thận. Chính những yếu tố này tạo lên cái hồn của sản phẩm mà không có một máy móc hiện đại nào có thể đáp ứng. Đó là những sản phẩm của ngành nghề truyền thống của Việt Nam nhưng thể hiện tiêu biểu, rõ nhất trong ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Cùng với tiến trình phát triển của cả nước, nghành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam kế tục những tinh hoa truyền thống kết hợp với ứng dụng những công nghệ kĩ thuật hiện đaị trong một số khâu tạo đà cho ngành không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện trên gần 120 nước và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục của thế giới. Ở bất cứ thị trường nào từ những thị trường mà khách hàng có yêu cầu rất đơn giản (Nga,SNG và một số nước ở Đông Nam á) đến những nơi khách hàng yêu cầu cao, khắt khe tỉ mỉ (Mỹ, Nhật) thì hàng thủ công của Việt Nam cố gắng len lỏi , cố gắng hoàn thiện nâng cao để đáp ứng. Vì vậy dù trải qua nhiều sóng gió của cơ chế thị trường, chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh khác đến từ Châu á như Trung Quốc, Philipin, Malayxia …nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam vẫn giành được ưa chuộng của các bạn hàng từ nhiều châu lục khác nhau.
Trong số các quốc gia nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thì có thể nói Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn nhất. Theo ông Hiroshi Yokokama- phó giám đốc điều hành tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro)- thì : “ Người Nhật Bản ưa thích hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vì sản phẩm có mẫu mã đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, đậm nét á Đông, gần gũi với văn hóa Nhật Bản và chất lượng ổn định”.
Kết cấu đề tài:
I. Văn hoá tiêu dùng Nhật Bản- Một số vấn đề cơ bản cần chú ý
II. Ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam- Những khó khăn và thuận lợi
III.Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 2107
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1404
⬇ Lượt tải: 22