Mã tài liệu: 105
Số trang: 50
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa tới một sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và đưa xã hội loài người bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh ấy, xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ
Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO sau 11 năm đàm phán. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Khi gia nhập tổ chức WTO, hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường các nước dễ dàng hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm góp phần thúc đẩy hoạt động buôn bán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiệu quả hơn và giảm được phí tổn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp không ít những thách thức và khó khăn khi gia nhập tổ chức này. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nhìn nhận sự thay đổi và có những giải pháp phát triển trong việc xác định các chính sách, chiến lược, mục tiêu kinh doanh của mình.
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ưu tiên lớn nhất là đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Trong đó xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu giúp tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế thêm sâu rộng; đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Xuất khẩu giúp cân bằng những dư thừa của nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nền kinh tế giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp nâng cao uy tín quốc gia, quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, truyền bá văn hóa nước mình sang các nước khác.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu mà các quốc gia đều hướng tới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 đã ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong những năm vừa qua. Sự biến động của nền kinh tế Hoa Kỳ có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm.
Là một quốc gia có dân số khoảng trên 85 triệu người, thu nhập bình quân đầu người thấp thì lợi thế lớn nhất đối với Việt Nam là có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Bởi vậy, phát triển công nghiệp dệt may có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong xã hội, xuất khẩu hàng dệt may còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 6,99 tỷ USD chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 15,4%) trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa hàng dệt may trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 1339
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 3246
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 919
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 874
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 2149
⬇ Lượt tải: 20